Mong được ngân hàng siết nợ

Cập nhật 13/04/2013 05:57

Những con số cập nhất mới nhất về tồn kho và nợ xấu của các DN bất động sản cho thấy khu vực này đang là một gánh nặng lớn cho nền kinh tế. Bí bách trong khó khăn, không ít DN đã buông xuôi, hàng bán không được, nợ trả không xong, nhiều DN chỉ mong ngân hàng siết nợ để thoát khổ

Những con số cập nhất mới nhất về tồn kho và nợ xấu của các DN bất động sản cho thấy khu vực này đang là một gánh nặng lớn cho nền kinh tế. Bí bách trong khó khăn, không ít DN đã buông xuôi, hàng bán không được, nợ trả không xong, nhiều DN chỉ mong ngân hàng siết nợ để thoát khổ

Tồn kho, nợ xấu: Nói mãi không hết

Từ cuối 2012 đến nay, nhiều chủ đầu tư đã dần chuyển hướng sang đầu tư các dự án chung cư căn hộ diện tích nhỏ, giảm giá bán nhưng tình hình không được cải thiện. Tồn kho là sức ép đang đè chết dần các DN

Theoo đại diện Bộ trưởng cho biết, theo thống kê, số lượng căn hộ đã xây xong bị tồn là không nhiều. Nhưng, số lượng căn hộ còn đang nằm trên giấy, những dự án mới chỉ bồi thường giải phóng mặt bằng, có thể đã có quy hoạch chi tiết, thiết kế dự án..., thì rất nhiều. Số lượng căn hộ chung cư và nhà ở thấp tầng tại các dự án lớn gấp hàng chục lần so với số căn hộ đã xây xong bị tồn và đây mới là mối lo thực sự của thị trường BĐS.

Theo số liệu thống kê của hơn 60 doanh nghiệp BĐS niêm yết trên sàn chứng khoán, lượng hàng tồn kho đang chiếm gần 50% tổng tài sản của họ. Cá biệt, một số doanh nghiệp có tỷ lệ hàng BĐS tồn kho chiếm đến 70-90% tổng giá trị tài sản. Phần lớn các doanh nghiệp không còn tiền mặt để hoạt động, để trả các khoản nợ.

Không ít nhà đầu tư thứ cấp, nhỏ lẻ cũng đã phải ngậm đắng nuốt cay chỉ vì ôm quá nhiều nhà, đất.


Tình trạng vỡ nợ tràn lan, Doanh nghiệp phá sản, người lao động mất việc làm góp phần gây nên tỉ lệ thất nghiệp gia tăng. Nhiều vụ việc bị khởi tố về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, đe dọa ,đòi nợ thuê cũng đã diễn ra vừa qua gây bất ổn xã hội. Nhiều người khi bị bắt vì vỡ nợ hàng trăm tỷ đồng mới đây, cũng thừa nhận trước cơ quan điều tra rằng, phần lớn tiền vay của người này hiện giờ đang nằm trong bất động sản.

Khi thị trường BĐS chững lại, thanh khoản chậm và giảm giá mạnh, khả năng nợ BĐS trở thành nợ xấu rất cao.

Năm 2011, tổng dư nợ cho vay BĐS là 348.000 tỷ đồng, con số này vượt hơn 1,8 lần so với con số đã được các ngân hàng công bố trước đây, tức khoảng xấp xỉ 200.000 tỷ đồng theo Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia.

Bộ Xây dựng cũng đã có một số trích dẫn số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, đến 31/10/2012, tổng dư nợ BĐS khoảng 207.595 tỷ đồng, tăng 3,6% so với thời điểm 31/12/2011.

Cụ thể, số dư nợ này được Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM cho biết khoảng 85.000 tỷ đồng. Theo đó, số nợ này chiếm 10,6% trong tổng dư nợ trên địa bàn. Riêng cho vay đầu tư kinh doanh BĐS là 66.084 tỷ đồng, cho vay khác (vay mua nhà để ở, mua nhà cho công nhân thuê, xây nhà ở cho người thu nhập thấp...) là 18.916 tỷ đồng. Nợ xấu cho vay đầu tư, kinh doanh BĐS khoảng 4.145 tỷ đồng, chiếm 6,27% tổng dư nợ kinh doanh BĐS.

Tính chung, nợ xấu chiếm khoảng 13,5% tổng dư nợ BĐS, nhưng đại đa số doanh nghiệp nợ BĐS khó có khả năng thanh toán khi đến hạn do không bán được sản phẩm.

Mong ngân hàng siết nợ BĐS

Thị trường BĐS gặp khó khăn, các doanh nghiệp ngành xây dựng, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đang phải đối mặt với những khó khăn thách thức lớn, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiềm lực tài chính hạn chế, phải vay vốn từ ngân hàng hoặc dựa vào nguồn vốn huy động từ khách hàng để triển khai dự án, khi thị trường trầm lắng sẽ bị thua lỗ, không có khả năng trả nợ ngân hàng.

Hiện các doanh nghiệp đều mong muốn "thoát" khỏi thị trường BĐS nhưng hàng không bán được, mà phá sản cũng không ai cho. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp còn muốn được ngân hàng "siết" nợ BĐS với giá bằng giá trị đã định giá trước đó, vì trước đó ngân hàng đã... lỡ định giá quá cao.

Theo số liệu của Bộ Xây dựng vừa có báo cáo mới nhất về tình hình thị trường BĐS năm 2012 trình Ủy ban Kinh tế của Quốc hội. TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội là nơi mà có nhiều dự án BĐS lớn, chiếm khoảng gần 50% thị trường BĐS cả nước, cũng là nơi tình hình thị trường khó khăn nhất. Ước tính giá trị tổng lượng vốn tồn kho khoảng 111.963 tỷ đồng.

Riêng ở Tp.HCM: báo cáo từ 121 dự án đã tồn kho 14.816 căn nhà, 58.748 m2 mặt bằng thương mại, 300.071 m2 đất nền, giá trị tồn kho ước tính 30.242 tỷ đồng. Hà Nội theo báo cáo của 13 chủ đầu tư đã tồn kho 5.875 căn nhà, 5.459 m2 mặt bằng thương mại, văn phòng; giá trị tồn kho 14.070 tỷ đồng.

Cộng đồng doanh nghiệp kinh doanh BĐS trong nước gần như chưa rõ số phận của mình nếu không tìm được nguồn vốn đáo nợ ngân hàng, khi mà giai đoạn thanh khoản giữa năm không còn xa nữa. Còn các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tuy sẵn tiền, nhưng hướng đầu tư phần lớn cũng rơi vào bế tắc hay gặp khó khăn về đầu ra do suy thoái kinh tế.

Theo các chuyên gia, để cứu thị trường BĐS hiên nay cần sự can thiệp mạnh mẽ từ nhiều phía, trong đó vai trò của Nhà nước rất quan trọng

Bên cạnh đó, Chính phủ cần cho phép cơ cấu lại nợ đối với doanh nghiệp bất động sản như chủ trương cơ cấu lại nợ cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong thời gian vừa qua; áp dụng cơ chế chính sách về tiền tệ, tín dụng và lãi suất đối với lĩnh vực bất động sản như với lĩnh vực sản xuất kinh doanh.

DiaOcOnline.vn - Theo VEF