Sự giảm tốc của phân khúc chung cư cao cấp cuối năm 2016 được kỳ vọng tăng trưởng trở lại trong năm 2017. Tuy nhiên, có vẻ “vận đen” vẫn chưa ngừng đeo bám thị phần này khi liên tục vướng phải những lùm xùm ngay từ đầu năm.
Sự giảm tốc của phân khúc chung cư cao cấp cuối năm 2016 được kỳ vọng tăng trưởng trở lại trong năm 2017.
Tuy nhiên, có vẻ “vận đen” vẫn chưa ngừng đeo bám thị phần này khi liên tục vướng phải những lùm xùm ngay từ đầu năm. Theo phản ánh của hàng trăm cư dân tới các cơ quan truyền thông, chủ đầu tư nhiều dự án cao cấp có dấu hiệu mập mờ, không trung thực với khách hàng khi bán nhà không có đường vào.
Mượn lối đi vào chung cư cao cấp
Sau Tết Nguyên đán, thị trường địa ốc được phen “dậy sóng” với thông tin nhiều dự án bất động sản (BĐS) cao cấp tại Hà Nội dù đã đi vào hoạt động song cư dân vẫn phải loay hoay tìm lối đi. Trong cuộc trao đổi mới đây với phóng viên báo Kinh tế & Đô thị, ông Phạm Đình Tuấn – đại diện cộng đồng cư dân dự án Home City do Công ty TNHH MTV Đầu tư Văn Phú - Trung Kính (gọi tắt là Văn Phú) làm chủ đầu tư thể hiện thái độ bức xúc khi bỏ ra hàng tỷ đồng để sở hữu một căn hộ… không đường vào. Theo ông Tuấn, trong chứng từ mua bán nhà với khách hàng, Văn Phú đều nêu rõ: Dự án Home City có địa chỉ tại số 177 Trung Kính, tổ 51 phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy. Thế nhưng, sau khi hàng nghìn cư dân chuyển về sinh sống mới “phát hoảng” khi biết lối đi vào chung cư nằm ở mặt đường 177 Trung Kính chỉ là “lối đi nhờ” không thuộc quyền sử dụng của chủ đầu tư và cư dân.
![]()
Thay vì sử dụng lối đi tại vị trí 177 Trung Kính, cư dân dự án Home City phải đi lại bằng lối phụ trên đường Nguyễn Chánh. Ảnh: Vân Hằng
|
Hiện tại, trên thị trường BĐS đâu hiếm tình trạng chủ đầu tư hứa hẹn dự án sẽ nắm giữ vị trí đắc địa khi có quy hoạch đường này, đường kia chạy qua để “kéo” khách hàng. Thế nhưng, quy hoạch là định hướng, mà định hướng thường xác lập trong giai đoạn dài, cho nên có thể có thay đổi, quy hoạch một con đường vì thế không ngoại lệ. Trong trường hợp đó, nếu không có quy hoạch đường qua dự án, nhiều cư dân của các chung cư trên phải đứng trước lựa chọn đi đường vòng hoặc... “bay lên trời” để về nhà.
Phó Chủ tịch CLB BĐS Hà Nội Nguyễn Thế Điệp
Chuyên gia nhận định
Trách nhiệm chính thuộc về chủ đầu tư
Trao đổi với phóng viên báo Kinh tế & Đô thị, ông Nguyễn Văn Đính - Tổng Thư ký Hội môi giới BĐS Việt Nam cho rằng tình trạng các dự án BĐS cao cấp “ăn theo” hạ tầng giao thông của một dự án khác hoặc dự án của chính quyền sở tại là không hiếm. Thực tế, bản thân dự án đó không thể tự mình nối kết được hạ tầng, tuy nhiên, vì một lí do nào đó chính quyền chưa mở đường được khiến các dự án ăn theo “khuyết” hạ tầng. Các cư dân vì thế rơi vào tình trạng “tiến thoái lưỡng nan”. Điều này cho thấy, ngay từ đầu các DN đã không trung thực với khách hàng khi tô vẽ hạ tầng hoàn chỉnh nhất, vi phạm quy định công bố minh bạch thông tin của dự án trước khi bán hàng. Thiệt thòi cuối cùng thuộc về người mua nhà.
Con đường là dự án hạ tầng thiết yếu phục vụ cho sinh hoạt của cư dân thì trách nhiệm thuộc về chủ đầu tư. Do đó, chủ đầu tư bắt buộc phải tìm mọi giải pháp đáp ứng đúng cam kết đã ký với khách hàng. Chẳng hạn như đề xuất TP xin được phép bỏ vốn đầu tư xây dựng con đường đó, để bảo đảm quyền lợi đi lại chính đáng của cư dân.