Luật Nhà ở 2014 có hiệu lực từ 1/7/2015 đã tạo điều kiện cho Việt kiều được mua và sở hữu nhà tại Việt Nam. Tuy nhiên, những vướng mắc trong khâu chứng minh nguồn gốc phải được quy định chi tiết trong nghị định hướng dẫn khiến cho Việt kiều có nhu cầu mua nhà vẫn phải chờ văn bản pháp quy quan trọng này.
Luật Nhà ở 2014 có hiệu lực từ 1/7/2015 đã tạo điều kiện cho Việt kiều được mua và sở hữu nhà tại Việt Nam. Tuy nhiên, những vướng mắc trong khâu chứng minh nguồn gốc phải được quy định chi tiết trong nghị định hướng dẫn khiến cho Việt kiều có nhu cầu mua nhà vẫn phải chờ văn bản pháp quy quan trọng này.
Theo số liệu của Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh, hiện nay, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài có khoảng 4,5 triệu người, trong đó có hơn 2 triệu người sinh sống tại Mỹ. Khi Luật Nhà ở 2014 chính thức có hiệu lực, một bộ phận không nhỏ Việt kiều vui mừng trước cơ hội được sở hữu nhà tại Việt Nam, chuẩn bị cho kế hoạch về quê hương trong tương lai. Tuy nhiên, muốn sở hữu nhà, trước tiên Việt kiều phải có giấy chứng nhận nguồn gốc là người Việt Nam do một trong số các cơ quan có thẩm quyền cấp (theo quy định hiện nay là cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Sở Tư pháp các tỉnh, TP trực thuộc T.Ư). Căn cứ để xác nhận nguồn gốc bản thân của Việt kiều chủ yếu là giấy khai sinh, thẻ căn cước, tờ khai gia đình, CMND, hộ khẩu. Thế nhưng, do hoàn cảnh lịch sử, nhiều Việt kiều không còn giữ được những giấy tờ chứng minh nguồn gốc bản thân này. Nhiều trường hợp cơ quan Nhà nước hiện nay cũng không còn lưu giữ hồ sơ hộ tịch gốc của họ. Chính vì vậy, để chứng minh nguồn gốc người Việt theo quy định của Luật thực sự là khó khăn rất lớn đối với một số Việt kiều.
![]()
Dư luận rất quan tâm đến những thay đổi của Luật Nhà ở 2014
|