Mới đây, tờ New York Times (Mỹ) nhận định thị trường nhà đất Việt Nam đã thoát đáy, với viễn cảnh lạc quan. Vậy, thực tiễn câu chuyện này trong nước ra sao?
Mới đây, tờ New York Times (Mỹ) nhận định thị trường nhà đất Việt Nam đã thoát đáy, với viễn cảnh lạc quan. Vậy, thực tiễn câu chuyện này trong nước ra sao?
Giá bất động sản được nhận định sẽ giảm tiếp. Ảnh: L.H.V
|
“Hiện, không đủ bằng chứng, thông tin để khẳng định thị trường BĐS Việt Nam đang thoát đáy; ở đáy hay còn xuống tiếp. Tất cả nhận định, bình luận đều là võ đoán” TS Vũ Đình Ánh |
“Hiện ở ta các chủ đầu tư, tư vấn, nhà quản lý đều thích “đi đêm”. Tất cả những chi phí đó bị tính vào giá thành, làm giá bị đẩy lên và người tiêu dùng phải chịu”, ông Tiến nói. Ông dẫn chứng mới đây có công ty định làm nhà với giá xây dựng 14 triệu đồng/m2 và bán với giá 21 triệu đồng/m2. Trong khi các nước trong khu vực như Malaysia, Thái Lan… giá xây dựng chỉ 4 triệu đồng/m2, bán 6 triệu đồng/m2.
Theo vị chuyên gia này, khoảng 20 năm qua, ngành xây dựng kiếm tiền quá dễ. Ai cũng kinh doanh BĐS khiến thị trường hỗn loạn, không có chỗ cho khoa học công nghệ, đạo đức phát triển, người tài tham gia.
“Thời gian tới giá nhà chắc chắn sẽ tiếp tục xuống. Hiện, BĐS vẫn đang ở dạng “hấp hối”, phải để cho thật sự “chết” lúc đó mới thể hiện đúng thực chất, bắt buộc các doanh nghiệp và nhà quản lý phải thay đổi; người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi”, ông Tiến khẳng định.
TS Vũ Đình Ánh, Phó Viện Nghiên cứu Khoa học Thị trường - giá cả cho rằng: “Để có đánh giá cần nhiều thông tin, nhưng không biết tìm ở đâu. Còn giá cung cấp của một vài dự án, vài căn hộ không thể nói được điều gì”.
Đồng quan điểm trên, ông Trần Ngọc Hùng, Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam nói: “Giá thành phải do cơ chế thị trường quyết định, để cắt lỗ thì âm so với giá xây dựng vẫn phải bán. Do đó không thể nói là đáy hay không đáy. Với 70% các dự án nhà ở hiện nay đang phải dừng thi công, tồn kho giá phải giảm mới hy vọng có người mua”.
Theo ông Nguyễn Ngọc Thành, thị trường đặt ra yêu cầu các chủ đầu tư phải điều chỉnh sản phẩm mới có khách hàng. Trước tiên phải giảm diện tích căn hộ, điều kiện hạ tầng để tăng lợi thế sản phẩm; điều chỉnh nguồn vốn, không thể trông cậy vào nguồn huy động từ khách hàng như trước đây; điều chỉnh tiến độ, lựa chọn dự án tiếp tục đầu tư, dự án tạm dừng; khi có sản phẩm phải điều chỉnh giá thành. “Để giá BĐS xuống đáy cần một khoảng thời gian nữa, nhưng sẽ không kéo dài như thời gian đứng yên vừa qua”, ông Thanh khẳng định.