Dự luật Kinh doanh bất động sản (BĐS) yêu cầu điều kiện để doanh nghiệp (DN) hoạt động kinh doanh BĐS là phải có vốn ít nhất 50 tỉ đồng là rất hợp lý. Bấy lâu nay nhiều DN tay không bắt giặc, khi ngân hàng đến “xiết” thì phát hiện vốn đăng ký chỉ chục triệu đồng”. Đó là nhận định của ông Huỳnh Văn Tiếp, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP Cần Thơ, tại phiên họp toàn thể lần thứ 10 của Ủy ban Kinh tế Quốc hội khóa XIII ngày 7-5, nhằm lấy ý kiến thẩm tra chính thức dự luật này.
Việc quy định về vốn của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản sẽ giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng lẫn người mua.
“Dự luật Kinh doanh bất động sản (BĐS) yêu cầu điều kiện để doanh nghiệp (DN) hoạt động kinh doanh BĐS là phải có vốn ít nhất 50 tỉ đồng là rất hợp lý. Bấy lâu nay nhiều DN tay không bắt giặc, khi ngân hàng đến “xiết” thì phát hiện vốn đăng ký chỉ chục triệu đồng”. Đó là nhận định của ông Huỳnh Văn Tiếp, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP Cần Thơ, tại phiên họp toàn thể lần thứ 10 của Ủy ban Kinh tế Quốc hội khóa XIII ngày 7-5, nhằm lấy ý kiến thẩm tra chính thức dự luật này.
Theo ông Tiếp, do không có vốn đầu tư nên nhiều DN đã huy động vốn từ khách hàng thực hiện dự án nên đã dẫn đến nhiều rủi ro hiểm nguy cho người mua như thực tế vừa qua. TS Trần Du Lịch, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM, cho rằng để chuyên nghiệp hóa hoạt động kinh doanh BĐS không thể để nhà nhà, người người đều có thể kinh doanh. “Có nên đưa định chế quỹ tín thác vào dự luật này để chuyên nghiệp hóa?” - ông đặt vấn đề.
Giao dịch bất động sản tại hội chợ Vietbuild, TP.HCM. Ảnh: HTD
|