Trong bối cảnh thiếu phòng khách sạn 4-5 sao và cao ốc văn phòng cho thuê thì diện tích 930 héc-ta đất quy hoạch khu trung tâm hiện hữu TPHCM được xem là “đất vàng”...
Trong bối cảnh thiếu phòng khách sạn 4-5 sao và cao ốc văn phòng cho thuê thì diện tích 930 héc-ta đất quy hoạch khu trung tâm hiện hữu TPHCM được xem là “đất vàng” và nhiều doanh nghiệp đang bỗ lực tìm kiếm cơ hội đầu tư tại đây.
Lãnh đạo Sở Quy hoạch - Kiến trúc
TPHCM cho biết, trong vài năm qua, sức ép
đầu tư vào khu vực trung tâm là rất lớn do
các nhà đầu tư trong cũng như ngoài nước
nhận thấy khả năng sinh lợi cao khi đầu tư
vào các loại hình bất động sản như khách
sạn, cao ốc văn phòng và trung tâm thương
mại - dịch vụ. Ngoài các khu "đất vàng" như
khu Eden, khu tam giác Trần Hưng Đạo -
Phạm Ngũ Lão - Nguyễn Thái Học đã “có chủ”… thì trong phạm vi quy hoạch 930 héc-
ta khu trung tâm - đang được một tập đoàn
của Nhật tư vấn thiết kế về quy hoạch - vẫn
còn rất nhiều khu phố có tiềm năng cho các doanh nghiệp khai thác.
Theo Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch
TPHCM, đến năm 2010, để đáp ứng khoảng
7,3 triệu khách du lịch, phải có thêm trên
12.000 phòng khách sạn (trong đó có khoảng
7.000 phòng tiêu chuẩn từ 3-5 sao), đồng thời
nâng cấp thêm nhiều khách sạn để đạt tiêu
chuẩn quốc tế. Cũng theo Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch,
TPHCM hiện có 230 khách sạn với trên
12.000 phòng, trong đó tiêu chuẩn từ 3-5 sao
có khoảng 6.000 phòng là chưa đáp ứng kịp
lượng khách du lịch, các nhà đầu tư đến
TPHCM đang ngày càng tăng.
Thạc sĩ Đinh
Thế Hiển - Giám đốc Viện nghiên cứu Tin
học và Kinh tế ứng dụng cho biết: "Thị
trường khách sạn vẫn là loại hình BĐS hấp
dẫn các nhà đầu tư. Từ đầu năm 2008 đến
nay, lượng khách quốc tế đến TPHCM tăng
từ 15-20% so với năm 2007 và công suất
phòng trung bình đạt 85% trong đó công
suất phòng của loại khách sạn 3 sao đạt đến
91%, loại 4 sao đạt 86,1%". Một nhà đầu tư
BĐS nước ngoài cho rằng để thu hút các
doanh nghiệp đầu tư khách sạn, TPHCM cần
sớm công bố quy hoạch và chỉ tiêu đầu tư ở
khu trung tâm vì nếu không sẽ có nhiều nhà
đầu tư nản lòng, chuyển hướng đầu tư sang
lĩnh vực khác hoặc đến quốc gia khác.
Cao ốc văn phòng: còn “nóng” đến sau 2010
Ông Trần Hữu Chinh - Tổng giám đốc
Công ty cổ phần ngoại thương và phát triển
đầu tư TPHCM (Fideco) khẳng định: "Nếu có
đất vị trí đẹp tôi cũng sẽ tiếp tục đầu tư xây
dựng cao ốc văn phòng cho thuê". Theo ông
Chinh, tòa cao ốc văn phòng cho thuê
Fideco Tower tại 81-85 Hàm Nghi (quận 1)
vừa khánh thành đầu tháng 9-2008 với số vốn
đầu tư xây dựng là 12 triệu đô-la Mỹ sẽ được
thu hồi vốn trong vòng từ 3-4 năm. Ông
Chinh kể: "Khi khởi công xây dựng Fideco
Tower vào cuối năm 2004, chúng tôi dự trù
giá thuê chỉ 20-25 đô-la Mỹ/m2 và thời gian
hòa vốn khoảng 10 năm. Nhưng đến tháng 8-
2008, 98% diện tích sàn của Fideco Tower đã
được thuê với giá từ 40-73 đô-la/m2. Rõ ràng
nhu cầu thuê văn phòng còn rất lớn".
Tuy nhiên, theo ông Chinh, từ 2011, các
cao ốc văn phòng cho thuê sẽ vào cuộc cạnh
tranh gay gắt vì có nhiều tòa nhà được đưa
vào sử dụng. Theo một số liệu thống kê gần
đây, hiện tổng diện tích văn phòng cho thuê
tại TPHCM vào khoảng 466.000 m2 sàn, công
suất cho thuê luôn đạt 97% và giá thuê luôn
tăng mạnh trong vòng 2 năm 2007-2008.
Nhưng với khoảng hơn 350.000 m2 sàn diện
tích được đưa vào kinh doanh từ năm 2011
sẽ khiến cho giá thuê cũng như công suất
thuê dịu lại.
Mặt khác, do tình hình kinh tế khó khăn,
nhiều doanh nghiệp đã chuyển mức thuê
từ hạng A xuống hạng B và từ hạng B xuống
hạng C nhằm tiết kiệm chi phí. Ông Võ
Đình Quốc – Tổng giám đốc Công ty cổ
phần đầu tư BĐS An Bình nhận định: "Sự
dịch chuyển hạng thuê văn phòng trong
thời gian qua thế hiện rất rõ. Nhiều công ty
đã "bỏ" cao ốc văn phòng để thuê nhà mặt
tiền. Trong khi đó, khoảng 20-25% công ty
đang thuê văn phòng đã chuyến từ hạng A
(với giá từ 60 đô-la Mỹ/m2 trở lên) xuống
hạng B (40-45 đô-la Mỹ/m2) hoặc từ hạng B
xuống hạng C (20-25 đô-la Mỹ /m2)". Ông
Trần Hữu Chinh cũng cho rằng: "Đầu tư
cao ốc văn phòng bao giờ cũng có lời, tuy
nhiên càng về sau, thời gian hòa vốn sẽ
càng lâu hơn".