Trong trường hợp chủ đầu tư dự án phá sản, thì các khách hàng, người mua nhà sẽ khó thu hồi phần vốn góp bởi miếng bánh đã bị chia hết cho các chủ nợ đảm bảo đó là các ngân hàng.
Trong trường hợp chủ đầu tư dự án phá sản, thì các khách hàng, người mua nhà sẽ khó thu hồi phần vốn góp bởi miếng bánh đã bị chia hết cho các chủ nợ đảm bảo đó là các ngân hàng.
Trong bối cảnh thị trường bất động sản sôi động, trước khi ký kết hợp đồng hầu hết các khách hàng đều dễ dàng chấp nhận mọi điều khoản chủ đầu tư đưa ra. Tuy nhiên, khi khó khăn họ có thể "bới lông tìm vết", thậm chí quyết kiện đến cũng miễn sao đòi lại được tiền.
Ông Ngô Hồng Tuấn - Văn phòng công chứng Đông Đô cho biết, do sự chênh lệch giá thị trường quá thấp vì vậy những khách hàng đều mong muốn quay lại để đòi lại tiền đã nộp. Thậm chí, họ chấp nhận mất tiền chênh. Với những khoản tiền chênh lệch quá lớn họ có thể vẫn theo đuổi cam kết đúng hợp đồng với hi vọng có thể cứu vãn một phần thua lỗ.
"Đa số những khách hàng khi mua đều đọc hợp đồng nhưng họ chấp nhận rủi ro vì hi vọng vào lợi nhuận mang lại từ dự án mà mình đã đầu tư. Do không lường trước được biến động nền kinh tế nên họ tìm cách quay lại để đòi và xảy ra tranh chấp dân sự giữa chủ đầu tư và khách hàng" ông Tuấn nói.
Họ thường tự thỏa thuận với chủ đầu tư, người nào có lý lẽ sắc bén và đủ chứng cứ họ có thể thỏa thuận được nhưng trường hợp này là rất ít. Cũng có những chủ đầu tư làm hợp đồng rất chắc chắn nên khách hàng chịu thiệt thòi bởi nếu có thắng kiện cũng khó.
![]() |
DiaOcOnline.vn - Theo Vnmedia