Mới đây, liên danh tư vấn quốc tế Perkins Eastman, Posco E&C và Jina (PPJ) đã báo cáo lần 3 Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 với Thường trực Chính phủ.
Mới đây, liên danh tư vấn quốc tế Perkins Eastman, Posco E&C và Jina (PPJ) đã báo cáo lần 3 Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 với Thường trực Chính phủ.
Theo các chuyên gia, báo cáo lần 3 được đánh giá cụ thể hơn, chi tiết hóa được quy hoạch giữa khu đô thị cũ và mới. Trong thông báo số 348/TB - VPCP về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cũng nêu rõ: "Báo cáo lần này đã làm rõ nhiều nội dung: Xác định tầm nhìn phát triển của Thủ đô; dự báo các yếu tố về dân số đô thị; nghiên cứu và khẳng định trục cảnh quan sông Hồng, các trục giao thông xuyên tâm, các vành đai thành phố, ý tưởng cơ cấu đô thị…"
Phát triển lõi đô thị mở rộng
Theo đề xuất tại buổi Báo cáo lần 3 của PPJ, Quy hoạch đề xuất cho mở rộng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 là phát triển lõi đô thị mở rộng, năm đô thị vệ tinh và thị trấn/làng sinh thái cũng như việc bảo tồn hành lang xanh, tạo không gian mở, mạng lưới công viên đường thẳng nằm xẽn kẽ trong khu vực nội thành và lõi đô thị mới đến đường vành đai 4. Lõi đô thị mở rộng gồm hai vùng chính được ngăn cách bởi sông Hồng, bao quanh đô thị lõi Hà Nội và mở rộng ra đường vành đai 4.
Năm đô thị vệ tinh được đề xuất có vị trí ở các khu vực khác nhau bên ngoài vành đai 4. Ba đô thị vệ tinh mới sẽ nằm về vùng phía Tây, một đô thị nằm phía Tây của hành lang xanh, một đô thị nằm ở phía Nam của khu vực nội lõi và đô thị còn lại nằm ở phía Bắc của đô thị lõi và sông Hồng.
Hành lang xanh mà PPJ đề xuất bao gồm một vùng trung tâm và một phần của khu vực phía Nam. Để đáp ứng tiêu chí phát triển bền vững, hành lang xanh được thiết kế ở khu vực giữa sông Đáy và sông Tích, chiếm 70% diện tích Hà Nội, phần còn lại 30% dành cho phát triển đô thị.
Ý tưởng hành lang xanh là điểm vượt trội của Đồ án quy hoạch do PPJ đề xuất. Hành lang xanh là nơi giao thoa của 3 hình ảnh đặc sắc về Hà Nội: "Thành phố Thủ đô", "Thành phố sinh thái", "Thành phố công nghiệp tri thức". "Hành lang xanh" - là trung gian của bảo tồn và phát triển bằng việc thiết lập một vùng phát triển cân bằng dựa vào bảo tồn. Đây chính là mấu chốt cho sự phát triển bền vững của Hà Nội.
Nếu Đồ án quy hoạch này được thông qua, chúng ta có thể hình dung dọc theo đường dịch vụ trong hành lang xanh, còn gọi là đường cảnh quan Bắc - Nam, sẽ có 3 thị trấn/làng sinh thái tại giao lộ chính với Quốc lộ 6, đường cao tốc Láng - Hoà Lạc và quốc lộ 32. Quanh khu vực này sẽ rất dễ bị đô thị hoá, phá vỡ ý tưởng hành lang xanh. Vì vậy, PPJ đã có những nghiên cứu cụ thể hơn nhằm đề xuất các thị trấn sinh thái mật độ thấp, quy hoạch tốt qua các giao lộ chính để ngăn chặn quá trình đô thị hoá.
Hành lang xanh dọc sông Nhuệ
Quy hoạch chung cho khu vực lõi lịch sử và lõi mở rộng bao gồm một hành lang xanh liên tục dọc theo sông Nhuệ và trong khu vực của vành đai 3 và 4. Tại buổi báo cáo lần 3, PPJ đã nhấn mạnh sông Nhuệ sẽ là một tiện nghi chính và như vậy sẽ đóng góp đáng kể vào di sản cảnh quan lớn của thành phố. Con sông này sẽ giúp bảo vệ và thúc đẩy các khu vực dân cư và xóm làng hiệu hữu trong khu vực lõi mở rộng; Tạo ra các cơ hội để vui chơi giải trí và các không gian mở công cộng phục vụ cho dân cư hiện có và trong tương lai của Hà Nội.
Cũng theo đề xuất của PPJ, khu vực lõi mở rộng được thiết kế đáp ứng đầy đủ các chức năng sử dụng đất và tập trung vào phát triển thương mại. Sự phát triển quy mô lớn giữa hành lang xanh của đô thị lõi và vành đai 4 hấp thu nhiều dự án đã được quy hoạch cho khu vực này. Một số khu vực phát triển mật độ cao và sử dụng hỗn hợp xung quanh các điểm giao cắt của các tuyến giao thông công cộng chính và các đường mạch hướng tâm từ đô thị lõi.
Một loạt các khu vực không gian mở liền kề Đông - Tây tạo ra sự kết nối giữa hành lang xanh của đô thị lõi và vành đai xanh lớn phía tây vành đai 4. Những khu vực không gian mở này sẽ cho phép bảo tồn các sông hồ và không gian mặt nước hiện hữu cũng như các làng xóm và khu vực dân cư hiện hữu.
Hà Nội và những thị trấn sinh thái quy mô nhỏ
Những thị trấn sinh thái này được thiết kếđể cung cấp các dịch vụ chủ yếu cho các khu vực làng xóm lân cận trong hành lang xanh vàsẽ trở thành các trung tâm chuyển giao KT - XH bền vững. Phương án mà PPJ đề xuất có các thị trấn sinh thái tại các điểm giao cắt của tuyến đường cảnh quan Bắc-Nam với đường cảnh quan mới và các tuyến giao thông công cộngđến 3 đô thị vệ tinh phía Tây hành lang xanh là Sơn Tây, Hoà Lạc và Xuân Mai.
Một nội dung rất quan trọng là vị trí củaTrung tâm Hành chính quốc gia trong tương lai sẽ được đặt tại đâu? Theo nhận định của PPJ, vị trí của Trung tâm hành chính quốc gia có thể chưa được xác định trong thời điểm hiện tại và sẽ mất một vài thập kỷ để có thể chuyển trung tâm này lên phía Tây hành lang xanh. Phương án mà PPJ đề xuất cân nhắc giữa phía Bắc của Hoà Lạc hoặc phía Tây hồ Đồng Mô - điều này cần có nghiên cứu chi tiết để có những đề xuất hợp lý.
Tuy nhiên, vị trí trong đô thị Hoà Lạc màPPJ đề xuất tỏ ra là vị trí thuận lợi, bởi vì hiện tại đã hình thành huyết mạnh giao thông quan trọng nhất của Hà Nội là đường Láng - Hoà Lạc, cho phép Trung tâm hành chính quốc gia nếu được đặt tại đây sẽ tiếp cận dễ dàng và nhanh nhất với các tuyến giao thông công cộng và kết nối thuận tiện với các tuyến đường.
DiaOcOnline.vn - Theo Kinh Tế Đô Thị