Thị trường đang dày đặc hơn lúc nào hết các tin tốt, tin xấu liên quan đến hàng loạt đại gia địa ốc, trong bối cảnh thị trường đang bước vào giai đoạn "củ mật".
Chung cư cũ ở nội đô Hà Nội sẽ được xây vượt 9 tầng. Ảnh minh họa
|
Hà Nội xin vượt khung cho các đại gia địa ốc
UBND Hà Nội đề nghị Bộ Xây dựng cho phép xây dựng khu vực chung cư cũ cao từ 21-27 tầng để đảm bảo tái định cư tại chỗ.
Báo cáo mới đây về tình hình phát triển nhà ở xã hội và cải tạo chung cư cũ trên địa bàn thành phố của UBND Hà Nội nêu nhiều khó khăn, vướng mắc khiến việc cải tạo chung cư cũ gần như “dậm chân”.
Hà Nội mong muốn, đối với khu vực Khu chung cư cũ, xác định phù hợp theo vị trí, đặc điểm của từng phân khu quy hoạch trong khu vực nội đô lịch sử, cho phép xây dựng cao tầng (21 - 27 tầng) để đảm bảo tái định cư tại chỗ cho người dân đang sinh sống tại các khu nhà này.
Hàng loạt đại gia sắp "lên thớt"
Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội vừa hoàn thành kết luận thanh tra hàng loạt dự án vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai, trình UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo lập hồ sơ thu hồi đất và gia hạn để có thời gian khắc phục sai phạm theo đúng quy định của pháp luật.
Đáng chú ý là việc sở này đề nghị lập hồ sơ thu hồi một loạt dự án bất động sản khủng của các đại gia do trì hoãn quá lâu việc xây dựng, để hoang hóa đất.
Trong đó, có dự án xây dựng tháp BVID Diamond quy mô 3.344m2 của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tại phường Dịch Vọng và phường Mỹ Đình 2, Hà Nội.
Một dự án khác khá chú ý là Khu nhà ở, văn phòng, dịch vụ của Công ty TNHH Thương mại-Quảng cáo-Xây dựng-Địa ốc Việt Hân của vị đại gia là chồng cũ của Hoa hậu Diễm Hương...
Đại gia Đài Loan lên kế hoạch dự án 1 tỷ USD tại Vũng Tàu
Chưa đề xuất chính thức song mới đây, Tập đoàn Cheng Long đã bày tỏ mong muốn xây nhà máy sản xuất giấy công nghiệp công suất hơn 1 triệu tấn/năm.
Dự án với tổng đầu tư dự kiến 1 tỷ USD trên thực tế đã được ông Tong Ho Tsai, Tổng giám đốc Tập đoàn Cheng Long đề cập với ông Hồ Văn Niên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ cuối tháng 7/2014, khi lãnh đạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sang xúc tiến đầu tư tại Đài Loan.
Ngay sau đó, Cheng Long cũng đã tới Đồng Nai để tìm kiếm cơ hội đầu tư dự án này.
Cuộc chơi mới trên thị trường bất động sản
Thời gian gần đây, xu hướng đầu tư vào lĩnh vực bất động sản du lịch nghỉ dưỡng đang mạnh mẽ trở lại với sự vào cuộc của cả nhà đầu tư ngoại và nội. Trong đó, đáng chú ý là nhiều nhà đầu tư nội đang khẳng định dấu ấn trong cuộc chơi mới này.
GS. Đặng Hùng Võ, Chuyên gia cao cấp về bất động sản cho rằng, lý do bất động sản nghỉ dưỡng đang sôi động trở lại bởi vì xét về cả môi trường lẫn lợi ích đầu tư, Việt Nam vẫn đang là điểm nóng đầu tư hấp dẫn.
Theo ông Võ, việc đầu tư vào bất động sản du lịch nghỉ dưỡng ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều tiềm năng. Nhiều người nói lĩnh vực đầu tư này đang gặp khó khăn, tuy nhiên theo tôi khó khăn chủ yếu là do các chủ đầu tư không biết cách làm, chúng ta lỡ đà vì làm cho bất động sản gắn chặt với đầu cơ.
Nhiều người lo ngại chính sách mở rộng đối tượng mua nhà là người nước ngoài sẽ đẩy giá nhà lên cao. Sau thời gian “đóng băng” thị trường đã có dấu hiệu khởi sắc từ nửa cuối năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 tiếp tục đà phục hồi. Đáng nói, giá bán nhà đã chững lại.
Liên quan đến vấn đề sắp tới sẽ điều chỉnh chính sách cho phép người tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam, có ý kiến lo ngại điều này nhằm tăng nguồn cầu cho bất động sản nhưng vô tình lại “đẩy” giá nhà lên cao mà vốn dĩ giá nhà ở Việt Nam đang ở mức cao.
Điều này sẽ khiến những người thu nhập thấp càng khó tiếp cận nhà ở hơn trước..
Vẫn lo ngại về đội vốn hàng loạt đường sắt đô thị
Đường sắt Cát Linh – Hà Đông từng được biết đến là một dự án có mức đội vốn “khủng” (399 triệu USD), vẫn tiêp tục xuất hiện nhiều lo ngại sẽ có thêm đợt đội vốn khủng từ giờ đến khi kết thúc dự án?
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, quyền Giám đốc Ban quản lý dự án đường sắt (Bộ Giao thông vận tải), người mới về nhận chức quyền Giám đốc ban quản lý dự án đường sắt mới được 2 tháng, bộc bạch: “Trước khi về đây làm, tôi cũng choáng ngợp trước số vốn phát sinh. Tuy nhiên sau khi tìm hiểu kỹ thì cũng lý giải được vì sao”. (Xem tiếp)
Một đại dự án khác cũng đang xôn xao chuyện đội vốn khi mà có thông tin tất cả các dự án đường sắt đô thị (metro) đang triển khai tại Hà Nội - TP.HCM đều đội vốn ít thì 60%, nhiều đến gần 200% và chậm tiến độ từ 3 - 5 năm.
Thông tin được đưa ra tại cuộc họp về tiến độ các dự án metro tại Hà Nội, TP.HCM, do Bộ Giao thông vận tải tổ chức sáng 12/9. (Xem tiếp)
Ngược đời với giá nhà ở Việt Nam
Một thực tế ngược đời ở Việt Nam hiện nay là giá nhà ở còn quá cao, thậm chí nhất nhì khu vực, trong khi quy hoạch thì không phù hợp, hạ tầng yếu kém, thu nhập lại thuộc diện thấp nhất…
Theo Tổng giám đốc VAMC Nguyễn Hữu Thủy, thị trường bất động sản trong thời gian qua tốt lên không có nghĩa là giá tốt. Bởi lẽ, thị trường tốt chủ yếu là do một số dự án cung đã gặp cầu, tạo được thanh khoản do phù hợp với nhu cầu của đại bộ phận như căn hộ diện tích nhỏ, giá thấp… .
“Giá nhà ở tại Việt Nam hiện nay còn quá cao, đây là chuyện ngược đời và thực sự là không thể chấp nhận được”, ông Thủy nhấn mạnh.
DiaOcOnline.vn - Theo BizLIVE