Nhu cầu về nhà ở xã hội, nhà tái định cư hàng năm của Hà Nội là rất lớn, tuy nhiên thực tế số lượng đáp ứng lại rất hạn hẹp. Không phải TP không đủ khả năng xây dựng mà còn rất nhiều nút thắt, điểm nghẽn về chất lượng, giá cả, nhu cầu, cơ chế chính sách.
Nhu cầu về nhà ở xã hội, nhà tái định cư hàng năm của Hà Nội là rất lớn, tuy nhiên thực tế số lượng đáp ứng lại rất hạn hẹp. Không phải TP không đủ khả năng xây dựng mà còn rất nhiều nút thắt, điểm nghẽn về chất lượng, giá cả, nhu cầu, cơ chế chính sách.
Bên cạnh đó, quan điểm nhà tái định cư, nhà ở xã hội là nhà thấp cấp, chất lượng kém cũng khiến phân khúc khó thanh khoản, ít được coi trọng.
Xóa định kiến về nhà tái định cư
Từ trước đến nay, nhà tái định cư thường làm theo hình thức Nhà nước giao cho một đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp xây dựng rồi nghiệm thu và phân cho người dân thuộc diện giải phóng mặt bằng. Áp đặt họ vào những khu riêng biệt được quy hoạch. Đấy là chưa kể đến quan niệm luôn làm người dân lo lắng: Nhà tái định cư chất lượng chưa tốt.
Một tư nhân bỏ vốn ra đầu tư bao giờ cũng vì lợi ích thu lại được cả vốn lẫn lãi, cũng như vậy khi người dân đã đóng góp chính căn nhà của mình, nên họ cần một căn nhà khác, đồng thời hưởng lợi từ sự đóng góp đó. Việc xây nhà tái định cư hiện nay mới chỉ giải quyết được vấn đề về nhà ở chứ chưa làm thỏa đáng về chỗ ở. Để đáp ứng được thực sự về chỗ ở cho người dân cần phải đáp ứng các nhu cầu hạ tầng xã hội, an sinh xã hội như chợ, bệnh viện, trường học… và quan trọng là có gần với nơi họ tạo ra thu nhập không. Chính vì thế, nên xây nhà tái định cư xen kẽ trong các khu đô thị để tiết kiệm chi phí cũng như giúp người dân có điều kiện hưởng các tiện ích. Đồng thời xóa bỏ được quan điểm phân biệt nhà thấp cấp. Bên cạnh đó, nên tạo điều kiện chọn vị trí, căn hộ cho người dân tái định cư vì đối tượng này cũng có rất nhiều nhu cầu và khả năng chi trả khác nhau.
Nhà tái định cư được xây dựng xen kẽ trong các khu đô thị vừa tiết kiệm được chi phí vừa giúp người dân được hưởng các tiện ích. Ảnh: Thanh Hải
|