“Đừng dồn mọi rủi ro cho nhà thầu” (Phần 2)

Cập nhật 07/08/2007 11:00

Trong khi thế giới lại hình thành nguyên tắc “chia sẻ rủi ro giữa chủ đầu tư và nhà thầu” nếu là do những nguyên nhân bất khả kháng như giá cả vật liệu leo thang...

Trong khi thế giới lại hình thành nguyên tắc “chia sẻ rủi ro giữa chủ đầu tư và nhà thầu” nếu là do những nguyên nhân bất khả kháng như giá cả vật liệu leo thang, địa chất công trình phức tạp do khảo sát không phát hiện đầy đủ, hoặc các nguyên nhân bất khả kháng khác.

Vì lẽ đó, để hội nhập chúng ta cần thay đổi tư duy cũng như tập quán cũ không phù hợp với tiến độ tiến trình hội nhập với khu vực và thế giới trong lĩnh vực đầu tư xây dựng.

Thưa ông, mới đây Chính phủ đã ban hành Nghị định số 99/2007/NĐ- CP về “Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình”. Để Nghị định này và các văn bản hướng dẫn đi vào thực tế cuộc sống còn những công việc gì cần phải làm tiếp theo?

Một là, sự cần thiết phải tạo cho được mối quan hệ bình đẳng trong quan hệ hợp đồng giữa chủ đầu tư và các nhà thầu (tư vấn, cung ứng thiết bị, thi công xây dựng).

Trước hết là tuỳ theo tính chất cụ thể của gói thầu mà các bên được lựa chọn hình thức hợp đồng hoặc giá hợp đồng thích hợp (trọn gói, theo đơn giá cố định, đơn giá điều chỉnh hay kết hợp...).

Trong thực tế hiện nay hình thức hợp đồng trọn gói đang được áp dụng tràn lan, đặc biệt là các gói thầu thuộc vốn ngân sách Nhà nước các cấp trong khi nhiều gói thầu lại không đủ điều kiện để áp dụng hình thức này, như sai sót lớn về tiên lượng, đơn giá không liên hệ với các yếu tố thị trường như giá vật liệu, nhân công thường xuyên biến động...

Hai là, cần áp dụng các chuẩn mực kiểm toán, quyết toán phù hợp đối với các công trình xây dựng trong đó cần phân biệt rõ hợp đồng trong hoạt động xây dựng là sự thoả thuận bằng văn bản những cam kết giữa bên giao thầu và bên nhận thầu về nghĩa vụ, quyền hạn, trách nhiệm trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Vì vậy, theo cơ chế mới, việc thanh toán phải được thực hiện theo giá hợp đồng mà hai bên đã ký kết (không theo khoản mục chi phí như trước đây) hoặc công trình sẽ được quyết toán theo từng công trình (không bắt buộc quyết toán theo hạng mục công trình như cơ chế cũ).

Theo đó, vai trò của định mức, đơn giá do Nhà nước ban hành chỉ giữ vai trò để xác định giá gói thầu làm giá trần còn khi thanh toán phải thanh toán “giá hợp đồng trọn gói” hoặc các hình thức khác nhau theo “đơn giá” hoặc “giá điều chỉnh.”

Những giá này phải dựa trên cơ sở giá dự thầu của nhà thầu đã thoát ly khỏi định mức đơn giá do Nhà nước hoặc chủ đầu tư xác định trong giá gói thầu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong kế hoạch đấu thầu và đương nhiên là phải thấp hơn hoặc bằng giá trần mới có thể thắng thầu hoặc được lựa chọn qua chỉ định thầu và ký kết hợp đồng.

Việc quyết toán giữa Chủ đầu tư với Nhà nước đối với vốn Ngân sách Nhà nước hoặc với cấp có thẩm quyền cần được áp dụng chuẩn mực khác không thể áp dụng như trong quan hệ hợp đồng như lâu nay ta vẫn làm.

Theo Huyền Ngân - VnEconomy