Năm 2014, tăng trưởng tín dụng chung trên 7% nhưng tăng trưởng trong lĩnh vực bất động sản trên 12%. Dòng tiền đưa vào bất động sản nhanh hơn nhiều so với dòng tiền đầu tư vào lĩnh vực khác.
Năm 2014, tăng trưởng tín dụng chung trên 7% nhưng tăng trưởng trong lĩnh vực bất động sản trên 12%. Dòng tiền đưa vào bất động sản nhanh hơn nhiều so với dòng tiền đầu tư vào lĩnh vực khác.
Đó là nhận định tại hội thảo "Kinh doanh bất động sản: Cơ hội và thách thức trong bối cảnh thị trường có dấu hiệu phục hồi", do Hiệp hội Bất động sản Việt Nam phối hợp với Trường ĐH Kinh tế Quốc dân tổ chức tại TP HCM tuần qua.
Nhu cầu thực
Tỉ giá ổn định, lãi suất ngân hàng huy động giảm, kiểm soát tốt mua bán vàng... là những yếu tố được xem là cơ hội để dòng tiền trong xã hội hướng về bất động sản (BĐS). Nhưng trên tất cả các yếu tố đó là nhu cầu thật của người dân. Năm 2014, tăng trưởng tín dụng chung trên cả nước tăng trên 7% nhưng tăng trưởng trong lĩnh vực BĐS trên 12%.
Dòng tiền đưa vào BĐS nhanh hơn, nhiều hơn so với dòng tiền đầu tư vào lĩnh vực khác. Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam Nguyễn Trần Nam cho rằng điều này khẳng định nhu cầu về BĐS của người dân là có thực. Thứ trưởng cũng khẳng định: "Thị trường BĐS đang trên đà hồi phục chứ không còn là dấu hiệu phục hồi"!
Liên tục từ đầu năm 2013 đến nay, lượng giao dịch tăng liên tục trong 8 quý. Theo số liệu mới nhất 11 tháng năm 2014, lượng giao dịch tại 2 thị trường dẫn dắt là Hà Nội và TP HCM đã phản ánh rõ điều đó.
Tại Hà Nội có gần 10.000 giao dịch thành công, tức mỗi tháng có khoảng gần 1.000 giao dịch, tăng 100% so với cùng kỳ năm 2013. TP HCM có khoảng trên 6.500 giao dịch thành công, tăng khoảng 35% so với cùng kỳ năm 2013. Cơ cấu hàng hóa BĐS được điều chỉnh theo hướng phù hợp hơn với nhu cầu thực và khả năng thanh toán thực của khách mua nhà.
Thị trường bất động sản đang trên đà hồi phục cùng với niềm tin trở lại của người dân. |