Đòi đối thoại với Alan Phan là “trẻ con”

Cập nhật 04/04/2013 13:21

Theo chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành, Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội “nổi xung”, đòi đối thoại với TS Alan Phan là phản ứng “trẻ con”.

Theo chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành, Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội “nổi xung”, đòi đối thoại với TS Alan Phan là phản ứng “trẻ con”.

Thị trường bất động sản (BĐS) đang chờ Chính phủ giải cứu để thoát khỏi khủng hoảng thông qua gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, với 43 năm hoạt động trong lĩnh vực BĐS tại Mỹ và Trung Quốc, TS. Alan Phan lại cho rằng “nên để thị trường BĐStrong nước rơi tự do”.

Trẻ con, không trưởng thành

Quan điểm của chuyên gia bất động sản Việt kiều Mỹ này làm dấy lên làn sóng phản đối của hơn 1.000 thành viên Câu lạc bộ BĐS Hà Nội. Câu lạc bộ này lập tức đáp trả vị tiến sĩ bằng 15 câu hỏi chất vấn và đề nghị mở cuộc đối thoại.

“Hành động đòi đối thoại là phản ứng trẻ con. Không phải phản ứng của người trưởng thành”, chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành nhận xét. “Việc làm này của CLB BĐS Hà Nội xuất phát từ nỗi lo động chạm đến quyền lợi”.

“Anh đang đi vận động, đang đi lobby để xin hỗ trợ…, một người đến phá ngang,như vậy làm ảnh hưởng đến bát cơm của anh thì bức xúc chứ sao”.

Theo ông Thành, Câu lạc bộ BĐS Hà Nội nên suy nghĩ về bổn phận của mình đối với thị trường BĐS thay vì chỉ nghĩ đến quyền lợi và bức xúc.

Theo chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành, Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội “nổi xung”, đòi đối thoại với TS Alan Phan là phản ứng “trẻ con”.

Tuy nhiên, chuyên gia kinh này cũng lo ngại để BĐS “rơi tự do” rất nguy hiểm. Bởi dù sao, nhà nước vẫn phải có trách nhiệm cứu phần nào cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư đã “đi sai đường”.

Lĩnh vực BĐS đóng góp 25-30% trong tổng sản lượng quốc nội. BĐS ảnh hưởng hàng chục nghìn doanh nghiệp và hàng triệu người… Do vậy, theo ông Thành, cần có giải pháp tổng thể để vực dậy thị trường này: Tạo điều kiện triển khai những dự án nhà ở với giá ưu đãi cho người thu nhập thấp; xây dựng hệ thống tài chính để người dân dễ dàng vay tiền mua nhà với lãi suất thấp từ 3-4% trong 20-30 năm…

“Cứu BĐS không có nghĩa là giải phóng vài trăm nghìn căn hộ tồn kho”, ông Thành nói. “Quan điểm “rơi tự do” của TS. Alan Phan đúng nhưng chưa đủ nên mới khiến giới BĐS rùm beng”.

“Ý của TS Alan Phan là thị trường cần cái gì? Cần nhà giá 10-15 triệu/m2 mà anh bán 50-60tr/m2 thì cứ để anh ta rơi. Mọi chuyện cần tuân theo luật cung - cầu thị trường”, ông Thành giải thích.Theo đó, Nhà nước không nên “bỗng dưng” đưa tiền ra cứu, trong khi các dự án vẫn giữ mức giá không phù hợp.

“Nó vỡ đem lại nhiều cơ hội mua nhà”

Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trương Đặng Hùng Võ cũng đồng ý với quan điểm “để BĐS rơi tự do” của TS Alan Phan. Theo ông Võ, hành động “cứu” phải dựa trên nguyên tắc: Lĩnh vực đó tác động tiêu cực vào nền kinh tế nói chung và làm rối loạn thị trường tài chính.

“Thị trường BĐS Việt Nam chưa đến độ để Nhà nước phải đứng ra cứu vì nó chưa làm nền kinh tế Việt Nam tê liệt. BĐS không phải là lý do khiến kinh tế khó khăn, tài chính khủng hoảng”, ông Võ nói.

GS. Đặng Hùng Võ dẫn chứng, năm 2008, nước Mỹ đưa kế hoạch giải cứu thị trường BĐS vì BĐS làm nên khủng hoảng tài chính. Ngược lại, ở Việt Nam, thị trường khó khăn kéo theo BĐS.

Cũng giống quan điểm của TS Alan Phan, ông Võ cho rằng, các ngành hàng khác có thể “chết” theo BĐS nhưng hàng chục triệu người sẽ có nhà ở.

“Để nó (bất động sản - PV) vỡ sẽ đem lại cơ hội cho nhiều người có nhà ở. Và có như thế, thị trường BĐS mới trở lại bình thường. Bây giờ, Nhà nước bỏ tiền ra cứu cũng không cứu được!”, ông Võ nói.

DiaOcOnline.vn - Theo Khám Phá