Điểm mặt các chính sách hỗ trợ thị trường BĐS trong thời gian tới

Cập nhật 31/05/2014 10:19

BĐS cần phát triển và phục hồi theo dòng chảy cung cầu của thị trường, nhưng để có hướng đi đúng, cần có chính sách định hướng.

BĐS cần phát triển và phục hồi theo dòng chảy cung cầu của thị trường, nhưng để có hướng đi đúng, cần có chính sách định hướng.


Tại buổi giao lưu trực tuyến: “Thực trạng và triển vọng thị trường bất động sản Việt Nam” do Báo kinh tế đô thị tổ chức mới đây, ông Vũ Văn Phấn - Phó Cục trưởng Cục QL nhà và TT BĐS, Bộ Xây Dựng đã "tiết lộ" những chính sách mới hỗ trợ thị trường BĐS trong thời gian tới?

Giải pháp trước mắt cho thị trường là:

1. UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW cần tiếp tục rà soát các dự án BĐS đang triển khai để phân loại các DA được tiếp tục triển khai, những DA cần phải điều chỉnh, chuyển đổi cho phù hợp với nhu cầu của thị trường;

2. UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW cần tập trung đẩy mạnh việc phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn; cải cách, rút ngắn thủ tục hành chính trong việc lập, thẩm định, phê duyệt DA phát triển nhà ở XH, kể cả các DA nhà ở TM chuyển đổi sang nhà ở XH và điều chỉnh cơ cấu căn hộ TM nhằm đáp ứng nguồn cung về nhà ở XH và nhà ở TM quy mô nhỏ để cho cán bộ, CCVC, lực lượng vũ trang, công nhân, người lao động có thu nhập thấp, khó khăn về nhà ở được mua, thuê và thuê mua.

3. Cần sửa đổi, bổ sung một số nội dung về chính sách tín dụng hỗ trợ nhà ở thông qua tái cấp vốn với lãi suất hợp lý để cho cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, công nhân, người lao động có thu nhập thấp, khó khăn về nhà ở vay để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội và thuê, mua nhà ở thương mại có diện tích nhỏ hơn 70 m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 (gói tín dụng 30.000 tỷ đồng), như sau:

Cần kéo dài thời gian hỗ trợ đối với khách hàng là hộ gia đình, cá nhân với thời hạn cho vay tối đa từ 10 năm lên 15 năm và cần chỉ định thêm một số ngân hàng thương mại tham gia cho vay hỗ trợ nhà ở;

Cần bổ sung thêm một số đối tượng được vay vốn hỗ trợ từ gói tín dụng 30.000 tỷ đồng, như:

Hộ gia đình, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê, cho thuê mua, để bán cho các đối tượng chính sách XH;

Hộ gia đình, cá nhân gặp khó khăn về nhà ở khi mua nhà ở thương mại có giá trị phù hợp với quy định tại Nghị quyết số 02/NQ-CP năm 2013 của Chính phủ (ngoài các trường hợp mua, thuê nhà ở TM là nhà chung cư có diện tích dưới 70 m2, giá bán dưới 15 tr/m2 đã quy định tại NQ 02/2013);

Cán bộ, CCVC, LL vũ trang và người lao động tại đô thị đã có đất ở phù hợp với quy hoạch và đang gặp khó khăn về nhà ở, nhưng chưa được Nhà nước hỗ trợ dưới mọi hình thức cũng được vay để xây dựng nhà ở.

Giải pháp về lâu dài

Tiếp tục hoàn thiện các thể chế pháp luật trong kinh doanh bất động sản, mà trước hết là hoàn thiện dự án Luật Nhà ở sửa đổi và Luật KD BĐS sửa đổi đang trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7 và thông qua tại kỳ họp thứ 8 vào cuối năm nay để thúc đẩy TT BĐS phát triển ổn định, lành mạnh, trong đó có các quy định về:

Phải bảo đảm việc đầu tư phát triển BĐS nói chung và nhà ở nói riêng phải theo đúng quy hoạch và có kế hoạch để bảo đảm phù hợp với nhu cầu của thị trường, đáp ứng đúng nhu cầu của các đối tượng trong xã hội, tránh tình trạng đầu tư theo phong trào, theo đám đông, dẫn đến tình trạng lệch pha cung – cầu, vừa thừa vừa thiếu như thời gian vừa qua;

Mở rộng cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài được quyền sở hữu BĐS cũng như được kinh doanh BĐS tại Việt Nam để vừa tạo điều kiện cho các đối tượng này khi về Việt Nam làm ăn sinh sống, cũng như để tăng cường hội nhập, thu hút nguồn lực (tài chính, công nghệ, kinh nghiệm) đầu tư nước ngoài, nâng cao tính cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

Quy định chặt chẽ điều kiện được giao thực hiện dự án BĐS để bảo đảm dự án được triển khai đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng như bắt buộc chủ đầu tư phải ký quỹ khi được giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án; chủ đầu tư phải có đủ năng lực về tài chính để thực hiện DA; Chủ đầu tư phải có bảo lãnh thì mới được bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai.

Tiếp tục có các chính sách, giải pháp cụ thể từ Nhà nước để hỗ trợ, chăm lo, giải quyết nhà ở cho các đối tượng chính sách XH như: miễn giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thực hiện dự án các dự án nhà ở XH; tiếp tục áp dụng thuế suất ưu đãi về thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhaaph doanh nghiệp; có chính sách tín dụng ưu đãi dài hạn hỗ trợ các chủ đầu tư triển khai các DA nhà ở XH, cũng như cho các đối tượng chính sách XH có khó khăn về nhà ở vay để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội.


DiaOcOnline.vn - Theo NHD