Lãi suất hạ nhiệt, vốn FDI tăng, chứng khoán lên đỉnh rồi điều chỉnh mạnh đẩy dòng tiền chuyển sang nhà đất, thanh khoản cao, tăng giá cục bộ và lan ra phân khúc khác là các yếu tố tạo nên cơn sốt năm 2007 đều đã lộ diện vào đầu 2015.
Lãi suất hạ nhiệt, vốn FDI tăng, chứng khoán lên đỉnh rồi điều chỉnh mạnh đẩy dòng tiền chuyển sang nhà đất, thanh khoản cao, tăng giá cục bộ và lan ra phân khúc khác là các yếu tố tạo nên cơn sốt năm 2007 đều đã lộ diện vào đầu 2015.
Báo cáo đánh giá mới nhất trước thềm năm Ất Mùi của Công ty tư vấn đầu tư Nam Phát, thị trường nhà đất cuối năm 2014 và đầu năm 2015 đã xuất hiện nhiều điểm tương đồng với năm 2007, giai đoạn cực thịnh của bất động sản Việt Nam cách đây 8 năm.
Theo đơn vị tư vấn này, tương đồng đầu tiên là về chính sách tiền tệ. Hai giai đoạn 2007 và 2015 có đặc thù là lãi suất huy động thấp, lãi suất cho vay cao nhưng không vượt quá 10% trong năm đầu tiên. Tăng trưởng tín dụng đều tăng nhiệt trong 2 mốc thời gian này.
Thứ hai là tương đồng về thu hút vốn nước ngoài (FDI). Tháng 11/2006 Việt Nam gia nhập WTO, năm 2007 hút được vốn FDI lớn đổ vào nhiều ngành nghề, trong đó bất động sản nổi bật nhất. Trong khi đó, tháng 7/2015 Chính phủ cho phép người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam cũng như nới lỏng chính sách đầu tư cho khối ngoại. Đây là cơ sở để thu hút lượng vốn FDI đổ vào thị trường trong năm 2015 và dấu hiệu này đã manh nha xuất hiện trong năm 2014.
Thứ ba là tương đồng về sự điều tiết của bình thông hơi tài chính. Năm 2006 thị trường chứng khoán lên đỉnh và sau đó lao dốc. Các nhà đầu tư chứng khoán đã hiện thực hóa lợi nhuận bằng nhà đất. Năm 2014 thị trường chứng khoán tăng trưởng tốt nửa đầu năm và đột ngột điều chỉnh mạnh nửa cuối năm do tác động của các yếu tố địa chính trị cũng đã khiến cho dòng tiền đầu tư dần chuyển sang bất động sản.
Bất động sản năm 2015 được cho là đã xuất hiện các dấu hiệu của cơn sốt đất năm 2007. Ảnh: Vũ Lê
|