Để lên ngọn mới chặt!

Cập nhật 03/03/2014 10:18

Thời gian gần đây, ở hầu hết các đô thị, tình trạng xây dựng không phép, sai phép, sai quy hoạch diễn ra tràn lan. Các địa phương như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh... đã từng mở nhiều chiến dịch rầm rộ với quyết tâm phá bỏ nhà sai phép nhưng kết quả không như mong muốn.

Thời gian gần đây, ở hầu hết các đô thị, tình trạng xây dựng không phép, sai phép, sai quy hoạch diễn ra tràn lan. Các địa phương như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh... đã từng mở nhiều chiến dịch rầm rộ với quyết tâm phá bỏ nhà sai phép nhưng kết quả không như mong muốn.


Trong khi các địa phương vẫn đang loay hoay tìm giải pháp thì mới đây, Bộ Xây dựng ban hành Thông tư số 02/2014/YY-BXD Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở. Theo đó, phần xây dựng sai phép sẽ được “hợp pháp hóa” sau khi nộp phạt với mức phạt thấp nhất là 40% giá trị của số lợi bất hợp pháp có được từ việc xây dựng sai phép.

Thông tư 02 cũng quy định “… chỉ được áp dụng đối với trường hợp khi người có thẩm quyền phát hiện hành vi vi phạm hành chính khi hành vi này đã kết thúc, công trình xây dựng đã được hoàn thành, đưa vào sử dụng”.

Quy định mới này đã làm dấy lên hai luồng ý kiến trái chiều. Luồng ý kiến thứ nhất tán thành và cho rằng, nhà quản lý vừa xiết chặt kỷ cương nhưng cũng vừa tính đến phương cách để xử lý những vấn đề tồn tại mang tính “lịch sử”.

Ở chiều ngược lại, nhiều ý kiến cho rằng, quy định này được xem như hình thức“phạt cho tồn tại” đã và đang gây ra không ít điều nhức nhối trong xã hội, đồng thời sẽ cổ xúy cho việc xây dựng sai phép, không phép.Đặc biệt, mức phạt đối với công trình vi phạm (40% giá trị công trình sai phép, không phép đối với nhà ở riêng lẻ và 50% với công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng) quá thấp.

Theo một chuyên gia xây dựng tại TP.Hồ Chí Minh, chủ đầu tư chỉ tốn thêm chi phí xây dựng đối với phần xây dựng sai phép tăng thêm của công trình, không phải tốn thêm phí thiết kế, phí quản lý hay tiền sử dụng đất vì họ đã tính toán đầy đủ trong diện tích xây dựng hợp pháp. Vì vậy, nới thêm được mét vuông nào là chủ đầu tư lãi mét vuông đó.

Có lẽ ý kiến của ông Trần Viết Ngôn- Phó Chánh thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội- sẽ là một gợi ý quan trọng để Bộ Xây dựng xem xét lại các quy định trong Thông tư02/2014/YY-BXD:“Đề xuất cho phép dùng tiền “chuộc” các công trình sai phạm của Bộ Xây dựng không thể giải quyết triệt để vấn đề mà khiến tình hình rối thêm. Phát hiện ra sai phạm thì dứt khoát xử lý, không chấp hành thì làm theo quy định của pháp luật. Phải xử lý từ gốc, không thể để lên ngọn mới chặt”.

DiaOcOnline.vn - Theo Công Thương