Cũng như nhiều nơi trên thế giới, bất động sản (BĐS) luôn được coi là một kênh đầu tư hấp dẫn tại Việt Nam. Tuy nhiên, giá cao hơn nhiều mức thu nhập trung bình của người dân là một rào cản khiến số người thực sự đủ khả năng chi trả không nhiều.
Cũng như nhiều nơi trên thế giới, bất động sản (BĐS) luôn được coi là một kênh đầu tư hấp dẫn tại Việt Nam. Tuy nhiên, giá cao hơn nhiều mức thu nhập trung bình của người dân là một rào cản khiến số người thực sự đủ khả năng chi trả không nhiều.
Theo CBRE, thu nhập bình quân đầu người cả nước hiện còn ở mức khiêm tốn, chi phí nhà ở trên thu nhập bình quân đầu người tại Việt Nam là cao so với các thành phố khác trong khu vực và trên thế giới.
Ngoại trừ một vài nhóm có thu nhập cao và ổn định, còn lại đối với đa số người dân, khả năng chi trả vẫn là vấn đề thời sự mặc dù nhu cầu là rất lớn. Số liệu nghiên cứu được CBRE đưa ra cho thấy, trong năm 2012, có đến 80% hộ gia đình tại TP.HCM và 81% ở Hà Nội có thu nhập bình quân hàng tháng dưới 15 triệu đồng. Với chi phí sinh hoạt gia tăng tại 2 thành phố lớn này, mức thu nhập hộ gia đình được coi là thấp và chỉ đủ để trang trải các nhu cầu sinh hoạt thiết yếu như thực phẩm, vận chuyển, hóa đơn điện nước, chi phí giáo dục,… và gần như còn không đáng kể cho tiết kiệm.
Tương tự, khả năng tài chính - yếu tố tiên quyết phải cân nhắc lại là vấn đề cản trở rất nhiều người trong việc mua nhà. Trong khi chi phí sở hữu nhà ở so với thu nhập bình quân đầu người ở Mỹ là 8 lần, ở một vài nước châu Âu là 9 lần thì tại Việt Nam, tỉ lệ này trung bình là 26 lần ở Hà Nội và 15 lần ở TP.HCM.
Giá nhà ở và Tỉ lệ giá nhà ở trên thu nhập tại một số thành phố trong khu vực
|