Sự ra đời của Thông tư 18/2014/TT-BXD ngày 16/11 (do Bộ Xây dựng ban hành) và Quyết định 6336/QĐ-UBND của Thành ủy Hà Nội mới đây đã hâm nóng giới đầu tư lẫn các đơn vị DN trong ngành xây dựng - BĐS. Đọc kỹ các nội dung, có ý kiến cho rằng nhà ở thương mại (NƠTM) ngày càng “hấp dẫn” với những cá nhân, đơn vị chuyên kiếm tìm lợi nhuận từ đất cát.
Sự ra đời của Thông tư 18/2014/TT-BXD ngày 16/11 (do Bộ Xây dựng ban hành) và Quyết định 6336/QĐ-UBND của Thành ủy Hà Nội mới đây đã hâm nóng giới đầu tư lẫn các đơn vị DN trong ngành xây dựng - BĐS. Đọc kỹ các nội dung, có ý kiến cho rằng nhà ở thương mại (NƠTM) ngày càng “hấp dẫn” với những cá nhân, đơn vị chuyên kiếm tìm lợi nhuận từ đất cát.
Riêng về Thông tư 18 - được ví như sự tiếp nối kịp thời (trước đó là Thông tư 02 của Bộ Xây dựng), góp phần phục hồi thị trường hay giải pháp bơm nguồn cung cho nhà ở xã hội (NƠXH), phần nhiều DN chỉ quan tâm tới nửa đầu của chính sách: Gia hạn thời gian chuyển đổi cơ cấu căn hộ thương mại…
DN nói “không” với NƠXH?
Đầu tháng 12, Lãnh đạo Tp.Hà Nội ban hành Quyết định 6336/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch phát triển nhà ở Tp.Hà Nội năm 2015 và các năm tiếp theo (giai đoạn 2016 - 2020).
Cả đối tượng nhà NƠXH, nhà ở cho công nhân thuê, nhà tái định cư (mang tính phục vụ an sinh cho phần đông người lao động thu nhập thấp) lẫn NƠTM đều nhận được sự quan tâm của nhà chức trách.
Tuy nhiên, tỷ trọng dành cho NƠTM tỏ ra “vượt trội” so với phần còn lại. Theo đó, căn cứ theo thống kê nhu cầu thực tế tính đến năm 2020, Hà Nội dự kiến sẽ phát triển thêm khoảng 4,6 triệu m2 sàn NƠXH, hơn 567.000m2 nhà cho công nhân thuê, 976.992m2 nhà ở sinh viên… và sàn NƠTM lên tới hơn 20 triệu m2.
Bản kế hoạch dự kiến, tới năm 2020, khoảng 4 vạn công nhân tại các KCN chuyển từ thuê sang mua, thuê mua NƠXH; chừng 8 vạn công nhân không có nhu cầu thuê nhà (vì là người địa phương, đã có nhà ở).
Do đó, nhu cầu thực tế về NƠXH dựa trên các số liệu dự báo trên, đến năm 2020 tăng gần 50% so với Chương trình phát triển nhà ở được Thủ tướng phê duyệt.
Trở lại với Chiến lược phát triển nhà ở đến năm 2020 và tầm nhìn tới 2030 trên địa bàn Hà Nội, 2 năm trước, Thành ủy Hà Nội đã thành lập một tổ công tác (do Phó Chủ tịch Nguyễn Văn Khôi làm tổ trưởng) để tham mưu cho Thành phố và Bộ Xây dựng thực hiện nhiệm vụ...
Tới giữa năm 2012, quyết tâm thực hiện mục tiêu ngắn hạn (1,6 triệu m2 NƠXH cho công nhân lao động trong giai đoạn 2011 - 2015) được Sở Xây dựng cụ thể hóa thông qua công bố Bộ thiết kế cơ sở mẫu NƠXH.
Hồ sơ thiết kế này lập tức gây “chấn động” thị dân lao động nghèo ở Thủ đô bằng giá thành dự toán căn hộ chỉ khoảng 400 - 600 triệu đồng/căn hộ thu nhập thấp.
Sau đó ít lâu, số ít những DN “tâm huyết” với NƠXH và các đơn vị đang vật lộn với đống hàng tồn, địa ốc tiếp tục đón tin vui từ Nghị quyết 02 của Chính phủ (ngày 7/12013) và Thông tư 02 của Bộ Xây dựng.
DN sẽ cấp tập xin lập dự án mới và tùy nghi chẻ nhỏ diện tích căn hộ để tiếp cận tín dụng “rẻ” rồi bán nhanh?
|