Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho rằng, ga tàu điện không làm ảnh hưởng đến cảnh quan khu vực hồ Gươm, trong khi nguyên lãnh đạo Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội nói nhà ga sẽ ảnh hưởng tới không gian lễ hội của hồ.
Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho rằng, ga tàu điện không làm ảnh hưởng đến cảnh quan khu vực hồ Gươm, trong khi nguyên lãnh đạo Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội nói nhà ga sẽ ảnh hưởng tới không gian lễ hội của hồ.
>>Ga metro sẽ nằm cạnh hồ Gươm
Trao đổi với VnExpress, KTS Nguyễn Tấn Vạn, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho biết, sau khi xem đồ án quy hoạch tuyến tàu điện Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo do JICA nghiên cứu, ông thấy ga tàu điện ngầm trên phố Đinh Tiên Hoàng (phía trước EVN Hà Nội) không ảnh hưởng cảnh quan chung của hồ Gươm.
"Đường lên xuống tàu điện chỉ có một mái nhô lên khoảng 3 m không ảnh hưởng cảnh quan khu phố cổ. Mỗi lần có khoảng 300 người đi vào ga để lên tàu nên số lượng không lớn, không ảnh hưởng tới trật tự đô thị", ông Vạn nói.
Dự kiến đường đi của tuyến metro chạy qua hồ Gươm. Ga C9 sẽ nằm cạnh ngã ba Trần Nguyên Hãn - Đinh Tiên Hoàng. Ảnh: Google Maps. |
Bên trong ga tàu điện ngầm ở Singapore. Ảnh: Khánh Chi.
|
Ngày 22/2, UBND TP Hà Nội chấp thuận đề xuất của Sở Quy hoạch Kiến trúc về việc đặt nhà ga C9 (tuyến đường sắt đô thị số 2 Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo) phía trước Tổng công ty Điện lực Hà Nội trên phố Đinh Tiên Hoàng. UBND Hà Nội yêu cầu Sở này khẩn trương hoàn thiện quy hoạch mặt bằng phần đi ngầm để trình thành phố phê duyệt trong quý 1 năm 2013.
Điểm đầu của tuyến xuất phát tại Nam Thăng Long (khu đô thị Ciputra), theo đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài - Hoàng Quốc Việt - Hoàng Hoa Thám - Thụy Khuê - Phan Đình Phùng - Hàng Giấy - Hàng Đường - Hàng Ngang - Hàng Đào - Đinh Tiên Hoàng - Hàng Bài - điểm cuối giao với phố Trần Hưng Đạo. Toàn tuyến có 10 nhà ga (3 ga trên cao và 7 ga ngầm).