Đà Nẵng: Bất động sản "sốt" thật chứ không ảo!

Cập nhật 15/01/2008 15:00

Hơn 2 tháng trở lại đây, giá đất Đà Nẵng leo thang "dữ dội". Giá đất tăng 2 - 3 lần sau gần 2 năm "ngủ đông". Đất trên đường Nguyễn Văn Linh...

Hơn 2 tháng trở lại đây, giá đất Đà Nẵng leo thang "dữ dội". Giá đất tăng 2 - 3 lần sau gần 2 năm "ngủ đông". Đất trên đường Nguyễn Văn Linh từ 30 - 40 triệu/m2 rao bán ít có người mua từ những tháng trước, giờ đây đã tăng vèo lên 100 triệu/m2 và chưa có dấu hiệu "phanh".

Tăng 2 - 3 lần

Nhu cầu mua đất nóng lên không chỉ ở những lô đất mặt tiền trong nội thành, mà cả đất đường kiệt, đất ngoại thành. Sôi động nhất là các tuyến đường Nguyễn Tri Phương nối dài, Trường Sa, Nguyễn Văn Linh, Lê Duẩn, Hàm Nghi..., đặc biệt là các tuyến đường gần biển như Phạm Văn Đồng, Sơn Trà - Điện Ngọc, Nguyễn Tất Thành.

Nhiều lô đất nằm chờ bán hàng năm trời trước đây tại các phường Phước Mỹ, Mân Thái, An Hải Bắc (quận Sơn Tra), phường mua và ôm đất để dành. Đây là cơ hội cho các nhà đầu tư và cò mặc sức làm giá. Những yếu tố trên khiến đất Đà Nẵng sẽ còn sốt đến hết năm 2008.

Chẳng hạn như 100m2 ở đường Trường Sa, giá chưa đến 1 tỉ đồng, nay vọt lên trên 2 tỉ, vậy mà vẫn nhiều người mua. Giá đất đường Lê Duẩn đã được Cty địa ốc “hét” bán với giá 70 triệu đồng/m2, tăng 3 lần so với trước. Đường Phạm Văn Đồng 2 năm qua giá đất gần như im lìm dưới 10 triệu đồng/m2, nay tăng lên gần 20 triệu đồng/m2.

Sốt thật hay ảo?



Đường Lê Duẩn - một trong những con đường vàng
 của Đà Nẵng, với giá đất được “thổi” 70 triệu đồng/m2.




Đất Đà Nẵng đang sốt thật chứ không phải ảo! Đó là nhận định của các nhà kinh doanh bất động sản và những Cty địa ốc. Nhiều cò đất đã đưa ra danh sách khách hàng đặt hàng dài cả trang giấy. Phần lớn các khách hàng có nhu cầu tìm đất ở những khu đắc địa đều đến từ Hà Nội và TPHCM.

Theo ông Trần Minh Nhật - Giám đốc Cty địa ốc Trung Nam - Đà Nẵng thì từ khi có thông tin về dự án xây cầu mới thay thế hai cây cầu Trần Thị Lý và Nguyễn Văn Trỗi nối hai bờ sông Hàn và Dự án cầu Rồng thì đất lên giá, do nhiều người trong diện di dời giải toả “đi trước một bước” lo chỗ ở mới.

Nhiều tin đồn rằng, Nhà nước giải toả đất đai và đền bù bằng tiền chứ không có chủ trương bố trí đất tái định cư nên tranh thủ mua đất đẹp kẻo hết. Cầu Rồng theo kế hoạch khởi công trong năm 2008 sẽ có gần 1.000 hộ nằm trong diện di dời.

Thông tin trên khiến nhiều nhà đầu cơ mua đất để đón đầu. Thêm vào đó, hàng loạt dự án tại Đà Nẵng vừa tổ chức khởi công như công trình khách sạn Raffles và căn hộ, khu đô thị Công nghệ FPT tại quận Ngũ Hành Sơn với giá trị đầu tư trên 1 tỉ USD đã góp phần thổi phồng giá đất.

Chưa hết, thông tin từ Văn phòng UBND TP.Đà Nẵng còn cho biết, cũng vào dịp kỷ niệm 33 năm giải phóng TP, Tập đoàn VinaCapital sẽ khởi công xây dựng khu phức hợp Capotal Square 40 tầng gồm trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê, khách sạn 4 - 5 sao và khu căn hộ cao cấp... trên khu đất 9ha ở phía đông nam cầu sông Hàn (thuộc phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà) với tổng vốn đầu tư 325 triệu USD. Hàng loạt thông tin hấp dẫn tiếp nối đẩy mạnh cơn sốt giá đất ở Đà Nẵng.

Một nguyên nhân khác cũng góp phần khiến đất tăng giá là do lao động nhập cư vào Đà Nẵng tăng mạnh. Thu hút đầu tư nước ngoài vào Đà Nẵng năm 2007 lực hút FDI bằng 9 năm kế cận trước đó cộng lại.

Thêm vào đó, ngân hàng mọc lên như nấm trong năm vừa qua và chạy đua cạnh tranh bằng nhiều hình thức cho vay để mua, kinh doanh bất động sản đã tác động mạnh đến giá đất ở đây.

Nhiều chuyên gia kinh tế tại Đà Nẵng nhận định, các ngân hàng với hàng loạt ưu đãi cho vay chỉ có lợi cho các nhà đầu cơ trong việc gom đất chờ giá lên.

Thông tin thí điểm cho người nước ngoài mua nhà đang trình Quốc hội cũng khiến giới kinh doanh bất động sản nhanh chân mua và ôm đất để dành. Đây là cơ hội cho các nhà đầu tư và cò mặc sức làm giá. Những yếu tố trên khiến đất Đà Nẵng sẽ còn sốt đến hết năm 2008.

Theo Lao Động