Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch - Đầu tư), thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 7 tháng năm 2014 của cả nước đạt 9,53 tỷ USD, chỉ bằng 80,1% so với cùng kỳ 2013, nhưng trong đó lĩnh vực kinh doanh BĐS lại tăng cao, đứng thứ 2 với 20 dự án, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm 1,13 tỷ USD, chiếm 11,9%. Liệu tầm nhìn của nhà đầu tư nước ngoài thị trường BĐS Việt Nam sẽ khởi sắc trong thời gian sắp tới? TS. Sử Ngọc Khương, Giám đốc đầu tư Công ty Savills Việt Nam, phân tích:
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch - Đầu tư), thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 7 tháng năm 2014 của cả nước đạt 9,53 tỷ USD, chỉ bằng 80,1% so với cùng kỳ 2013, nhưng trong đó lĩnh vực kinh doanh BĐS lại tăng cao, đứng thứ 2 với 20 dự án, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm 1,13 tỷ USD, chiếm 11,9%. Liệu tầm nhìn của nhà đầu tư nước ngoài thị trường BĐS Việt Nam sẽ khởi sắc trong thời gian sắp tới? TS. Sử Ngọc Khương, Giám đốc đầu tư Công ty Savills Việt Nam, phân tích:
Hiện nay, thị trường BĐS Việt Nam được xem đang ở trong giai đoạn vừa “chạm đáy” hoặc “thoát đáy” và bắt đầu có những chuyển biến tích cực. Trong khi đó, nhiều thị trường khác ở châu Á lại nằm ở đỉnh của chu kỳ và có khuynh hướng “thoái trào” nếu dựa trên chu kỳ của BĐS. Điều này tạo ra sức hấp dẫn cho thị trường BĐS Việt Nam. Việc dòng vốn FDI vào BĐS vẫn liên tục giữ vị trí cao trong thời gian vừa qua đã cho thấy nhu cầu mạnh mẽ của nhà đầu tư ngoại trong việc tận dụng sự hồi phục của thị trường. Làn sóng đầu tư này được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng mạnh vào thời gian tới, đặc biệt là từ các nhà đầu tư Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc và một số nơi khác.
* Thời gian qua nhiều dự án BĐS FDI đầu tư vào thị trường Việt Nam có tổng vốn rất “khủng”, hàng tỷ USD, nhưng thực tế triển khai rất chậm hoặc tuyến bố rút lui, như Khu đô thị Đại học Tây Bắc (TPHCM) 3,5 tỷ USD của Tập đoàn Berjaya (Malaysia); dự án Thành phố Sáng tạo 11,4 tỷ USD tại Phú Yên của nhà đầu tư Galileo (Hoa Kỳ)... Theo ông vì sao?
TS. SỬ NGỌC KHƯƠNG: - Tôi không bình luận về những dự án nhà báo nói. Song một điều có thể thấy, trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, BĐS được xem là kênh đầu tư an toàn và hấp dẫn cho chiến lược trung và dài hạn. Vì thế các nhà đầu tư ngoại khi vào thị trường BĐS Việt Nam sẽ không tính lợi nhuận kinh doanh đơn thuần hay thực hiện chiến lược “lướt sóng” như trước đây mà luôn nhắm đến lợi nhuận ổn định, lâu dài.
Hiện tượng nhà đầu tư làm giá đẩy giá trị BĐS lên cao nhằm kiếm lời trong ngắn hạn đã không còn dễ dàng như trước. Thay vào đó, các nhà đầu tư cam kết những khoản đầu tư quy mô lớn với chiến lược phát triển lâu dài, cần nhiều thời gian và sẽ đưa ra những sản phẩm phù hợp tại mỗi thời điểm khác nhau của thị trường.
Đúng là thị trường BĐS Việt Nam thời gian qua có nhiều nhận định khác nhau. Nhưng theo tôi, với các hỗ trợ tích cực từ Chính phủ liên quan đến vấn đề pháp lý cũng như việc mở rộng tham gia các hiệp định thương mại, thị trường BĐS Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực. Trong thời gian tới, thị trường được dự đoán sẽ đón nhận những nguồn FDI quyết liệt hơn, quy mô hơn, đặc biệt là trong phân khúc khách sạn ở trung tâm thành phố hay các khu nghỉ dưỡng gần biển.
Lượng khách du lịch trong và ngoài nước tăng nhanh cùng với sự gia tăng số lượng các chuyến bay quốc tế trực tiếp đến các tỉnh, thành Việt Nam chính là đòn bẩy cho phân khúc này. Đối với phân khúc văn phòng, giá thuê ở thị trường TPHCM đang cải thiện. Vì thế, nhà đầu tư sẽ tập trung vào các tòa nhà văn phòng đang hoạt động với dòng tiền ổn định. Hơn nữa, giá các dự án phát triển nhà ở, căn hộ, BĐS gắn liền với đất và khu dân cư đã giảm mạnh so với các nước cùng khu vực, nên đây cũng sẽ là phân khúc hấp dẫn.
Khu nhà ở cao cấp tại TPHCM. Ảnh: LONG THANH
|