Quy định cho chuyển đổi dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội được xem là một “mũi tên trúng nhiều đích”, vừa giúp giá bán gần với nhu cầu thị trường hơn, vừa được tiếp cận nguồn vốn rẻ, kích thích tính cạnh tranh và tái cơ cấu thị trường bất động sản… Thế nhưng, tiến độ chuyển đổi chậm như rùa.
Quy định cho chuyển đổi dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội được xem là một “mũi tên trúng nhiều đích”, vừa giúp giá bán gần với nhu cầu thị trường hơn, vừa được tiếp cận nguồn vốn rẻ, kích thích tính cạnh tranh và tái cơ cấu thị trường bất động sản… Thế nhưng, tiến độ chuyển đổi chậm như rùa.
Dự án tại 143 Trần Phú (Hà Đông) được động thổ từ tháng 7, nay vẫn dậm chân tại chỗ vì chờ chuyển đổi
|
"Tôi đề nghị miễn 100% thuế VAT và thu nhập doanh nghiệp cho hoạt động đầu tư kinh doanh, đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, chuyển nhà thương mại sang xã hội để tạo thanh khoản, kích thích thị trường bất động sản”.
Ông Nguyễn Hữu Tín - Phó chủ tịch UBND, Phó Ban chỉ đạo nhà ở và thị trường bất động sản TP Hồ Chí Minh |
Cơ chế này được xem như “phao cứu sinh” của không ít chủ đầu tư bất động sản vì các dự án xin chuyển đổi đều đang trong tình trạng thiếu vốn, ngưng trệ, sản phẩm căn hộ không còn phù hợp xu hướng thị trường. Người có nhu cầu mua nhà thì khấp khởi hy vọng sẽ được mua nhà giá rẻ hơn từ những dự án này, và hơn nữa, những dự án này sẽ tạo thành “cú hích” để mức giá nhà ở trên thị trường đồng loạt giảm.
Chỉ khoảng 2-3 tuần sau khi có hướng dẫn của Bộ Xây dựng, cả nước đã có 50 dự án đăng ký chuyển từ nhà thương mại sang xã hội, trong đó Hà Nội 21 dự án và TP Hồ Chi Minh 24 dự án, với quy mô khoảng 26.200 căn hộ và tổng mức đầu tư khoảng 17.800 tỷ đồng.
Thế nhưng, đến nay, hầu hết các dự án xin chuyển đổi đều chưa bước qua khâu xét duyệt hồ sơ. Tại Hà Nội, mới chỉ có 2 dự án có quyết định chính thức của UBND thành phố cho phép chuyển đổi, còn tại TP Hồ Chí Minh, chưa dự án nào được cho phép chuyển đổi.
Khảo sát của PV tại gần chục dự án xin chuyển đổi tại Hà Nội như dự án tại 352 đường Giải Phóng, 486 đường Ngọc Hồi (của Công ty Cổ phần Bách Hóa), tại đường Hạ Đình (Công ty Cổ phần Xây dựng lắp máy điện nước Hà Nội), dự án chung cư tại xã Cổ Nhuế, xã Trung Văn, khu đô thị bên trong thành phố Giao Lưu… vẫn “dậm chân tại chỗ”.
Hai bên cùng vướng
Thực hiện Thông tư 02 của Bộ Xây dựng, nhiều doanh nghiệp nộp hồ sơ nhưng hầu hết hồ sơ đều phải trả đi trả lại nhiều lần mới có thể đáp ứng được yêu cầu, nguyên nhân chính là hồ sơ chưa đáp ứng các thủ tục hành chính liên quan, chờ liên ngành họp... Đơn cử như dự án chung cư AZ Thăng Long (Hà Nội), sau khi hồ sơ đã được trình đến Sở Quy hoạch và kiến trúc lại bị trả lại vì chưa đủ sự đồng ý của 100% khách hàng đã ký hợp đồng mua nhà. Hoặc dù Thông tư 02 không quy định, nhưng có địa phương vẫn yêu cầu trong hồ sơ phải đăng ký giá bán cụ thể. Mà việc hạ giá bán căn hộ, nhất là các dự án ở vị trí đắc địa và đã xây dựng được một phần khiến chủ đầu tư rất ngại ngần.
Ông Nguyễn Ngọc Thành - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Xây dựng và phát triển đầu tư Hải Phòng, Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho biết, vướng mắc khi vận dụng Thông tư 02 là chưa có quy định riêng về giá đất, tiền sử dụng đất, mức bù trừ cho những dự án đã thi công một phần hoặc xong khâu giải phóng mặt bằng; dự án đã có khách hàng ký hợp đồng và việc giải quyết quyền lợi của khách hàng.