Lo lắng của Chủ tịch Quốc hội và một số đại biểu khác bắt nguồn từ nội dung của điều 156, quy định “cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam được quyền sở hữu nhà”.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng lo lắng: "Nếu cứ qua cửa khẩu vào Việt Nam là được mua nhà thì lạ quá".
Lo lắng của Chủ tịch Quốc hội và một số đại biểu khác bắt nguồn từ nội dung của điều 156, quy định “cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam được quyền sở hữu nhà”.
Cần quy định chặt chẽ tránh gây lũng đoạn
Vấn đề mở cửa cho người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam tiếp tục được hâm nóng tại cuộc thảo luận về Luật nhà ở (sửa đổi) diễn ra vào hôm qua (12/8) của Thường vụ Quốc hội.
Theo phản ánh của Vnexpress, mặc dù hầu hết đại biểu Quốc hội thống nhất với quy định mở rộng đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài nhưng một số cho rằng cần quy định chặt chẽ hơn về thời hạn cư trú cũng như các điều kiện hạn chế cụ thể khác để tránh đầu cơ, gây lũng đoạn thị trường nhà ở.
Băn khoăn lớn nhất được đặt ra với Điều 156, quy định “cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam được quyền sở hữu nhà”. Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng an ninh Nguyễn Kim Khoa nhận xét đối tượng như trên là quá rộng, vì bao gồm cả khách thăm thân, du lịch…
Theo ông Khoa, cần giới hạn nhập cảnh bao nhiêu ngày thì mới được mua nhà, để đồng bộ với quy định tại Luật Xuất nhập cảnh, cư trú của người nước ngoài vừa được Quốc hội thông qua.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng nêu quan điểm: "Nếu cứ qua cửa khẩu vào Việt Nam là được mua nhà thì lạ quá".
Vấn đề mở cửa cho người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam tiếp tục nhận được nhiều ý kiến lo lắng, băn khoăn của các Đại biểu Quốc hội |
Bác thẳng đề xuất của Bộ Xây dựng
Một nội dung khác cũng khiến người đứng đầu Quốc hội băn khoăn là đề xuất lập Quỹ phát triển nhà ở xã hội của Bộ trưởng Xây dựng - Trịnh Đình Dũng: “Nguồn tiền phát triển nhà ở cần rất lớn, trong khi thu nhập của đối tượng được mua nhà xã hội lại thấp. Do vậy, tôi tha thiết mong được lập quỹ", ông Dũng nói.
Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội đề nghị cân nhắc vì "không thể cứ làm một dự án luật luật lại đẻ ra một cái quỹ". Chủ tịch dẫn chứng trước đây Việt Nam đã lập ra ngân hàng chính sách, quỹ phát triển đất... Nay nếu chấp thuận đề xuất của Bộ Xây dựng, sẽ lại sinh ra quỹ phát triển nhà ở.
“Có nhất thiết đưa quỹ phát triển nhà vào luật không? Đừng có bao cấp nửa chừng. Trong trường hợp Quốc hội chấp thuận, cần lưu ý quản lý phải chặt chẽ. Hiện thủ tục hành chính đang vô vùng lộn xộn”, Chủ tịch Quốc hội nói.