Ngày 22/2, tại Hội thảo “Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất”, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường Nguyễn Mạnh Hiển cho rằng, chính sách đền bù theo bảng giá hiện nay đang khiến cho nhiều dự án gặp khó khăn trong giải phóng mặt bằng. Chính sách đền bù sẽ được điều chỉnh theo sát giá thị trường để có lợi hơn cho người dân mất đất.
Ngày 22/2, tại Hội thảo “Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất”, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường Nguyễn Mạnh Hiển cho rằng, chính sách đền bù theo bảng giá hiện nay đang khiến cho nhiều dự án gặp khó khăn trong giải phóng mặt bằng. Chính sách đền bù sẽ được điều chỉnh theo sát giá thị trường để có lợi hơn cho người dân mất đất.
Càng chây ì, giá đền bù càng cao
Với tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ, Hà Nội là địa phương phải triển khai thu hồi diện tích đất rất lớn. Ông Nguyễn Hữu Mười, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường Hà Nội cho biết, việc thu hồi đất ở Hà Nội thường gặp khó do giá trị đất cao, 5.000 tỉ đồng chỉ giải ngân 2 dự án là hết tiền. Có những dự án kéo dài nhiều năm, mà chính sách đền bù lại liên tục thay đổi, trong đó giá đền bù sau luôn cao hơn giá đền bù trước dẫn đến người dân có tâm lí chờ đợi để được giá đền bù cao hơn. Nhiều dự án không thể triển khai đôi khi không phải lỗi của chủ đầu tư, mà do địa phương không thể hoàn thiện “mặt bằng sạch”.
Ông Mười cũng thẳng thắn thừa nhận: “Tôi đã đi cưỡng chế nhiều dự án. Việc cưỡng chế là vô cùng khó khăn. Người dân bất hợp tác, không cho vào nhà kiểm đếm, đo đạc, khảo sát. Khi ấy phải sử dụng hồ sơ địa chính để làm căn cứ thu hồi”.
Ông Đinh Quang Điến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình cũng lấy dẫn chứng về việc thu hồi đất cho dự án mở rộng quốc lộ 1A, những người chấp thuận di dời đầu tiên chỉ nhận được 3-4 triệu đồng/m2, trong khi những hộ chây ì, 5 năm sau được nhận đền bù lên tới 60 triệu.
"Cùng một dự án nhưng giá đền bù khác nhau, nảy sinh tâm lí so bì, rất khó giải thích với dân. Khi thực hiện Luật Đất đai 2003, chúng tôi thấy, những người gương mẫu thực hiện di dời giải phóng mặt bằng lại chịu thiệt, bởi lẽ cùng diện tích ấy, loại đất ấy, hộ chây ì lại được đền bù cao hơn. Chính sách đền bù cần ổn định, tránh thay đổi liên tục, gây khó cho việc thực hiện. Đất nông nghiệp nên áp dụng cùng mức giá đền bù, bất kể là ở nông thôn hay đô thị” - ông Vũ Minh Lượng, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường Nam Định bày tỏ.
Tại hội thảo ngày 22/2, phần đông các ý kiến đều cho rằng chính sách đền bù cần theo sát giá thị trường.
|