Chỉ sau vài ngày UBND quận Tân Bình công bố thông tin triển khai dự án xây dựng Trung tâm thương mại dịch vụ đa năng và chợ truyền thống Tân Bình (viết tắt là TTTM), nhiều tiểu thương đang kinh doanh tại chợ đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ, thậm chí khá gay gắt. Ngày 25-9, giữa lãnh đạo quận Tân Bình và hàng trăm tiểu thương đã có buổi tiếp xúc đầu tiên. Mục đích của buổi tiếp xúc này nhằm giới thiệu, trao đổi ý kiến, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của người dân liên quan đến chủ trương xây mới chợ Tân Bình.
Chỉ sau vài ngày UBND quận Tân Bình công bố thông tin triển khai dự án xây dựng Trung tâm thương mại dịch vụ đa năng và chợ truyền thống Tân Bình (viết tắt là TTTM), nhiều tiểu thương đang kinh doanh tại chợ đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ, thậm chí khá gay gắt. Ngày 25-9, giữa lãnh đạo quận Tân Bình và hàng trăm tiểu thương đã có buổi tiếp xúc đầu tiên. Mục đích của buổi tiếp xúc này nhằm giới thiệu, trao đổi ý kiến, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của người dân liên quan đến chủ trương xây mới chợ Tân Bình.
Dự kiến sẽ có 10 buổi tiếp xúc như vậy trước khi cơ quan chức năng ra quyết định cuối cùng về dự án này. Tuy nhiên, dựa vào những lý lẽ và phản ứng của đa số tiểu thương tham dự trong buổi tiếp xúc đầu tiên, có thể thấy dự án xây mới chợ Tân Bình chưa hợp lòng dân. Có khá nhiều lý do được tiểu thương đưa ra để chứng minh dự án xây dựng TTTM là bất hợp lý, thiếu khả thi.
Thứ nhất, trên mặt bằng đất chợ Tân Bình hiện hữu, việc cắt bớt 7.000m2 để triển khai xây TTTM với quy mô 3 tầng hầm, 17 tầng lầu có chức năng kinh doanh thương mại dịch vụ, văn phòng, khách sạn… là không hợp lý. Bởi khi xây TTTM mới, chợ truyền thống Tân Bình lâu nay sẽ bị thu hẹp, lép vế, khuất lấp so với hiện nay.
Thứ hai, xét về mặt hiệu quả, chợ truyền thống Tân Bình mới dự báo không những không đem lại hiệu quả kinh doanh mà còn lãng phí. Chợ Tân Bình lâu nay vốn nổi tiếng là chợ chuyên kinh doanh bán sỉ và lẻ, thu hút hàng chục ngàn lượt khách đến tham quan mua sắm mỗi ngày. Cũng như các chợ đầu mối, mức độ luân chuyển hàng hóa ra vào tại chợ Tân Bình rất lớn, chủ yếu diễn ra tại tầng trệt.
Trong khi đó, quy mô chợ truyền thống Tân Bình mới được xây 6 tầng lầu. Các tiểu thương cho rằng công trình xây cao như vậy chắc chắn sẽ không hiệu quả, gây cản trở trong hoạt động mua bán, vận chuyển hàng hóa ra vào chợ. Bài học này có thể rút ra từ chợ Văn Thánh, chợ An Đông, đó là không tiểu thương nào có thể trụ nổi ở các tầng trên, mà chỉ buôn bán hiệu quả ở tầng trệt và tầng 1.
Thứ ba, về phương án bồi thường, hỗ trợ trong quá trình chuyển đổi, theo các tiểu thương chưa thỏa đáng, chưa đảm bảo quyền lợi. Hiện nay, sạp kinh doanh có diện tích nhỏ nhất tại chợ Tân Bình đã có giá trị giao dịch trên dưới 1 tỷ đồng. Với những sạp diện tích lớn có giá trị đến vài tỷ đồng. Giả định nếu phương án xây mới được thông qua, tiểu thương không đăng ký tái bố trí vào chợ mới chỉ được bồi thường hỗ trợ với mức tối đa 30 triệu đồng/hộ kinh doanh.
Còn nếu đủ điều kiện tái bố trí vào chợ mới phải đóng tiền thuê khoảng 400.000 đồng/m2, tức đối với sạp diện tích tối thiểu 3m2 tiểu thương phải đóng 1,2 triệu đồng/tháng, diện tích sạp càng lớn tiền thuê càng cao. Công bằng mà nói, hơn 3.000 tiểu thương - những người đã gắn bó, đóng góp kinh phí xây nên chợ Tân Bình gần 50 năm nay, nếu áp dụng chính sách này chẳng khác nào biến họ từ chỗ làm chủ sang vị trí của người đi thuê.