Cầm dao đằng lưỡi khi "hùn tiền" vào DA "nhà trong tương lai"

Cập nhật 20/11/2013 13:57

Thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam đang trong giai đoạn trầm lắng. Đây là tiền đề cho xu hướng gia tăng xung đột, bất đồng giữa các đối tượng tham gia thị trường. Thực tiễn, nguy cơ rủi ro tăng cao đối với những nhà đầu tư góp vốn vào dự án BĐS, đặc biệt là nhà đâu tư chỉ thấy lợi trước mắt, chạy theo tâm lý đám đông.

Thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam đang trong giai đoạn trầm lắng. Đây là tiền đề cho xu hướng gia tăng xung đột, bất đồng giữa các đối tượng tham gia thị trường. Thực tiễn, nguy cơ rủi ro tăng cao đối với những nhà đầu tư góp vốn vào dự án BĐS, đặc biệt là nhà đâu tư chỉ thấy lợi trước mắt, chạy theo tâm lý đám đông.

Trong các dự án bất động sản, vốn tự có của chủ đầu tư chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng vốn đầu tư của dự án. Các chủ đầu tư cần huy động vốn từ các nguồn khác, bao gồm vốn vay và tiền ứng trước từ việc bán sản phẩm dự án. Việc nhận tiền ứng trước được các chủ đầu tư thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, tùy theo các khung pháp lý ở từng thời điểm.

Nghị định 71/2010/NĐ-CP được ban hành ngày 23/6/2010, nhằm hướng dẫn cụ thể hơn điệu kiện để chủ dự án được huy động vốn từ tiền ứng trước của người có nhu cầu mua nhà ở, cũng như xác lập lại các điều kiện để chủ dự án ký hợp đồng hợp tác đầu tư với các tổ chức, cá nhân. Khung pháp lý là như vậy, nhưng ở thời điểm nào người đầu tư mua nhà dưới hình thức hợp đồng mua nhà "hình thành trong tương lai" đều phải chịu những rủi ro khôn lường.

Các rủi ro phổ biến của các nhà đầu tư góp vốn vào dự án bất động sản thường gặp: Khó khăn khi không muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng, yêu cầu hủy bỏ hợp đồng góp vốn; Chủ dự án chậm tiến độ theo hợp đồng; Tranh chấp về các quy định không rõ ràng của hợp đồng các móc tiến độ, thời điểm pháp sinh nghĩa vụ các bên; Chủ dự án sử dụng tiền góp vốn không đúng mục đích (chiếm dụng vốn); Tình trạng nhà bàn giao không đúng trong thỏa thuận.
Trong trường hợp phát sinh tranh chấp, nhà đầu tư thường là người "cầm đằng lưỡi" và chịu thiệt thòi. Các hợp đồng thường thiếu các chế tài hoặc chế tài chưa đủ mạnh áp dụng đối với chủ dự án như không quy định quyền chấm dứt hợp đồng của nhà đầu tư.

Nhà đầu tư cũng không có các đảm bảo thỏa đáng để buộc chủ dự án phải hoàn trả lại tiền, trả tiền bồi thường cho dù hợp đồng có quy định quyền chấm dứt hợp đồng hoặc quyền bồi thường. Một số trường hợp dù có cơ sở pháp lý, nhà đầu tư muốn khởi kiện cũng phải đi các thủ tục tố tụng rắc rối, phức tạp, kéo dài và tốn kém. Việc thi hành bản án, phán quyết cũng không đơn giản...

Hình ảnh tổng hợp từ các báo về rủi ro của các nhà đầu tư góp vốn vào dự án bất động sản:


Dự án B5 Cầu Diễn - bị khách hàng tố chiếm dụng vốn khách hàng(chủ đầu tư: Công ty TNHH một thành viên XNK & Đầu tư xây dựng phát triển Hà Nội)
 
 
Dự án Lê Văn Lương Residential - Bị khách hàng khiếu nại về cách tính diện tích căn hộ (chủ đầu tư: Tập đoàn Nam Cường)

 

Chung cư Đại Thanh - bị khách hàng tố ăn bớt diện tích căn hộ (chủ đầu tư : Doanh nghiệp tư nhân số 1 Lai Châu)

 

Dự án An Khánh splendora - bị tố bàn giao nhà sai thiết kế (Chủ đầu tư An Khánh JVC)

 
Khu đô thị Dương Nội - bị tố chưa xong nhà đã gửi giấy báo nhận nhà (chủ đầu tư: Tập đoàn Nam Cường)

 
Dự án Usilk City- Chậm tiến độ, bị tố chiếm dụng vốn (Chủ đầu tư: Công ty Sông Đà Thăng Long)

 
Chậm bàn giao nhà Công ty TNHH Đầu tư và phát triển nhà Quốc Cường Gia Lai bị người góp vốn kiện đòi bồi thường

 
 
Dự án Tricon - bị tố chiếm dụng vốn khách hàng (chủ đầu tư Công ty CP đầu tư Minh Việt)