Hàng loạt dự án, công trình có vốn đăng ký đầu tư hàng trăm tỉ đồng nhưng lại bỏ hoang, như “bóng ma” trùm cả Khu Kinh tế Dung Quất
Hàng loạt dự án, công trình có vốn đăng ký đầu tư hàng trăm tỉ đồng nhưng lại bỏ hoang, như “bóng ma” trùm cả Khu Kinh tế Dung Quất.
Nhiều năm qua, tại Khu Kinh tế (KKT) Dung Quất (tỉnh Quảng Ngãi) có rất nhiều tập đoàn, doanh nghiệp đăng ký đầu tư, phát triển dịch vụ. Thế nhưng, ngoài vài đơn vị đã triển khai, có hiệu quả bước đầu, không ít doanh nghiệp đang "gãy gánh giữa đường".
Dự án khu vui chơi giải trí dành cho cán bộ - công nhân viên Nhà máy Ðóng tàu Dung Quất hư hỏng, hoang phế nhiều năm qua |
Công trình trung tâm khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí thành phố
Vạn Tường trong Khu Kinh tế Dung Quất đang bỏ hoang Ảnh: Tử Trực |
Chậm tiến độ một nhà máy, đe dọa thiếu điện cả miền Nam
Ngay trong ngày Chính phủ đồng ý về nguyên tắc cho chỉ định tổng thầu dự án, chủ đầu tư vội vàng ký kết với công ty trực thuộc gói thầu xây dựng nhà máy nhiệt điện lên đến 1,2 tỉ USD. Tuy nhiên, sau gần 3 năm triển khai, dự án này vẫn ì ạch.
Ðó là tình cảnh tại dự án Nhà máy Nhiệt điện Long Phú 1 (huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng) do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư. Việc chậm tiến độ của dự án có công suất thiết kế 1.200 MW này đưa đến nguy cơ thiếu điện ở khu vực miền Nam vào các năm 2015-2016.
Ngày 28-12-2010, khi Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đồng ý về nguyên tắc, PVN ký ngay hợp đồng tổng thầu EPC (thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình) trị giá 1,2 tỉ USD với Tổng Công ty CP Dịch vụ kỹ thuật dầu khí Việt Nam (PTSC). Thời điểm đó, nhà thầu này tuyên bố sẽ đưa tổ máy số 1 vận hành vào năm 2014 và hoàn thành toàn bộ nhà máy vào 2015. Tuy nhiên, đến nay, không có dấu hiệu nào cho thấy dự án này có thể hoàn thành đúng tiến độ đã cam kết. Trong khi đó, cơ quan chức năng xác định PTSC không đủ kinh nghiệm để thầu thi công nhà máy nhiệt điện. Từ thực tế trên, tháng 3 năm nay, PVN lại đề nghị Chính phủ cho phép thay thế tổng thầu, đồng thời xin được nâng mức đầu tư do vật giá gia tăng theo thời gian.
Trước diễn biến trên, nhiều bộ, ngành đã lên tiếng phản ứng. Trong văn bản gửi PVN, Tổng cục Năng lượng (Bộ Công Thương) đề nghị sớm chấm dứt hợp đồng với tổng thầu PTSC. Trong khi đó, Bộ Tài chính khẳng định khi đồng ý về nguyên tắc cho PVN tiến hành chỉ định tổng thầu, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng giao tập đoàn này chịu trách nhiệm về việc lựa chọn nhà thầu. "Trong trường hợp dự án không bảo đảm chất lượng, tiến độ và hiệu quả kinh tế do các nguyên nhân từ việc lựa chọn tổng thầu EPC, đề nghị PVN và PTSC có giải trình để báo cáo Thủ tướng Chính phủ về nguyên nhân và trách nhiệm" - công văn Bộ Tài chính nêu rõ.