Bong bóng bất động sản: Khó vỡ!

Cập nhật 03/06/2011 08:10

Lâu nay, việc giá đất Hà Nội bị giới đầu cơ thổi phồng và mỗi khi chính sách tín dụng thắt chặt lại cắm đầu giảm giá. Điều này đã khiến nhiều người liên tưởng bong bóng bất động sản đang vỡ. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, việc này rất khó xảy ra bởi nguồn cầu nhà ở đang rất lớn.

Lâu nay, việc giá đất Hà Nội bị giới đầu cơ thổi phồng và mỗi khi chính sách tín dụng thắt chặt lại cắm đầu giảm giá. Điều này đã khiến nhiều người liên tưởng bong bóng bất động sản đang vỡ. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, việc này rất khó xảy ra bởi nguồn cầu nhà ở đang rất lớn.

Vừa qua, chính sách thắt chặt tín dụng bất động sản của ngân hàng nhà nước đã khiến giá đất nền dự án lao dốc không phanh, chung cư rơi vào tình trạng bán tháo… Điều này khiến nhà đầu tư liên tưởng đến bong bóng bất động sản sẽ sớm nổ ra.

Tuy nhiên theo phân tích của Tiến Sĩ Lê Xuân Nghĩa, Phó Chủ tịch UB Giám sát tài chính quốc gia, thị trường bất động sản chưa hội tụ đủ các điều kiện để có thể xảy ra hiện tượng “nổ bong bóng” tại thời điểm này, nếu có xảy ra thì ít nhất là 10 năm tới.

Ông Nghĩa giải thích, một thị trường bất động sản đứng trước một nguy cơ “nổ bong bóng” khi nó hội tụ đủ các yếu tố về thu nhập của người dân, tốc độ tăng trưởng kinh tế, chính sách tiền tệ trên nền tảng bất động sản quá sớm, và bất động sản phải là nền tảng của hệ thống tín dụng.

Tăng trưởng kinh tế phải tăng cao liên tục trong nhiều năm, khiến cả thế giới phải chú ý và thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào bất động sản thì mới trở thành một điều kiện cho khả năng nổ bong bóng bất động sản. Trong khi đó, tăng trưởng GDP của Việt Nam dao động trong những năm gần đây, nhưng luôn ở dưới 10%/năm.

Theo kế quả nghiên cứu chính thức của Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia cho thấy cầu bất động sản vẫn tiếp tục gia tăng, nhưng có sự khác biệt về phân khúc. Cầu mạnh nhất là chung cư mi ni nhưng hiện nay chưa có khung pháp lý về vấn đề. Tiếp đến là nhà bình dân. Hiện tượng đầu tư lướt sóng cũng bắt đầu tăng mạnh, thể hiện số người tham gia tăng mạnh, thanh khoản tăng, tín dụng ngân hàng cho bất động sản cũng tăng lên. Theo thống kê, trong tín dụng bất động sản, TP.HCM chiếm 50%, Hà Nội chỉ chiếm 20%, còn lại là các địa phương khác.

“Điều này chứng tỏ cung nhà ở TP.HCM tăng rất mạnh trong thời gian qua và hiện tại, cung đã lớn hơn cầu. Trong khi đó, Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị của cả nước tín dụng BĐS chỉ chiếm khoảng 20%, thêm vào đó làn sóng nhập cư từ các tỉnh đổ về Hà Nội, do vậy cung nhỏ hơn cầu cũng là điều tất yếu…”- ông Nghĩa phân tích.

Đồng quan điểm, ông Vũ Cương Quyết - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ và Địa ốc Đất Xanh Miền Bắc khẳng định, đối với thị trường Hà Nội rất khó xẩy ra tình trạng “vỡ bong bóng” vì lượng tiền thực trong dân còn rất nhiều. Nếu bất động sản miền Nam dùng đòn bẩy tài chính nhiều hơn, thì ở phía Bắc tiền thực bỏ ra là rất lớn. Thực tế, nhiều nhà đầu tư phía Bắc, ngay trong lúc thị trường trầm lắng như hiện nay, vẫn tiến quân vào miền Nam và miền Trung để mua nhà đất. Điều này chứng tỏ, nguồn cầu về bất động sản hiện đang rất lớn

Đại diện doanh nghiệp bất động sản cho rằng, ở miền Bắc các nhà đầu tư rất chắc chắn họ không dùng nhiều đòn bẩy và phụ thuộc rất ít lãi vay ngân hàng. Trong khi nguồn cung bất động sản lại không quá dồi dào đến mức các dự án đồng loạt ra hàng. Bên cạnh đó, nguồn cầu hiện vẫn đang rất lớn nhưng người có khả năng thanh toán chỉ tương đối. Việc bất động sản giảm giá sẽ khiến giá đất đang dần tiệm cận đáy và giảm khoảng cách nguồn cung với lượng cầu có khả năng thanh toán để người tiêu dùng có thể mua được nhà trong thời gian này.

DiaOcOnline.vn - Theo Vnmedia