Bộ trưởng Đinh La Thăng nhấn mạnh, ngọn nguồn của khó khăn trên thị trường bất động sản hiện nay là do giá cao.
Tại phiên họp của Chính phủ sáng 28/2, xung quanh câu chuyện về “giải cứu thị trường bất động sản”, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng cho biết, ngọn nguồn của khó khăn trên thị trường bất động sản hiện nay là do giá nhà đất vẫn cao. Do đó, để tháo gỡ vướng mắc này, chỉ có giải pháp hữu hiệu nhất là các chủ đầu tư phải tiếp tục giảm giá.
Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đã nhiều lần khẳng định, giá bất động sản đã giảm mạnh, thậm chí nhiều dự án giảm mạnh, thậm chí nhiều dự án giảm đến 50%
Giá nhà vẫn cao
Tại phiên họp của Chính phủ sáng 28/2, xung quanh câu chuyện về “giải cứu thị trường bất động sản”, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng cho biết, ngọn nguồn của khó khăn trên thị trường bất động sản hiện nay là do giá nhà đất vẫn cao. Do đó, để tháo gỡ vướng mắc này, chỉ có giải pháp hữu hiệu nhất là các chủ đầu tư phải tiếp tục giảm giá.
Đối với các dự án đang cầm cố ngân hàng, đang tồn kho, ông Thăng đề nghị cần thuê kiểm toán độc lập vào xác định giá nhà một cách chỉnh xác. Trên cơ sở đó, giảm giá bao nhiêu kiểm toán sẽ xác định.
“Chủ đầu tư bất động sản toàn đại gia, toàn đi xe Phantom thì giải cứu cái gì? Bất động sản phải giảm giá, thì chắc chắn sẽ tiêu thụ được”, ông Thăng nhấn mạnh.
Bộ trưởng Thăng cũng nêu quan điểm: “Tôi thấy hiện nay có không ít doanh nghiệp bất động sản được hỗ trợ thì lại không muốn cứu vì chờ Chính phủ, ngân hàng cho giãn nợ, khoanh nợ. Doanh nghiệp cần cứu thì lại không được cứu”.
Giá bất động sản, Bộ trưởng Giao thông nói cao, yêu cầu giảm giá, Bộ trưởng Xây dựng khẳng định giá đã giảm
|
Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đã nhiều lần khẳng định giá bất động sản đã giảm mạnh, thậm chí có dự án còn giảm đến 50%.
Trước đó, vào cuối tháng 12/2013, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đã từng phản pháo Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo khi ông Thảo cho rằng chưa có dự án nhà ở, bất động sản nào giảm giá trên địa bàn Hà Nội mà việc giảm giá chỉ dừng lại trên báo cáo.
Theo đó, Bộ trưởng Dũng khẳng định: "Nhìn chung giá bất động sản đã giảm bình quân từ 10 - 30%, có một số dự án giảm tới 50%, do giá trước đây là giá ảo, nên buộc các doanh nghiệp phải giảm về giá trị thực để tăng thanh khoản, cũng như tiết giảm các chi phí, cấu trúc lại các dự án cho phù hợp với nhu cầu thị trường".
Bộ trưởng Dũng chỉ cụ thể, tại Hà Nội, chỉ số giá nhà chung cư giảm từ quý 1/2013 đến nay, trong đó khu Cầu Giấy trong quý 3/2013 đã giảm 27% so với quý 1; khu chung cư trung - cao cấp giảm 15%. Các quận Thanh Xuân, Hà Đông… đều giảm từ 12 - 21%. Đặc biệt, tại dự án Nam An Khánh đã giảm tới 50% so với năm 2010.
Có mặt tại phiên họp, một lần nữa, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng khẳng định lại, giá bất động sản đã giảm mạnh trong một thời gian dài. Tuy nhiên, Bộ trưởng Dũng cũng thừa nhận thêm rằng, một số dư án tăng nhẹ từ 1 - 2 %.
Theo Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng, giao dịch cũng tiếp tục tăng tại 2 thành phố lớn, trong đó tại Hà Nội có 1.294 giao dịch thành công, gấp hai lần 2013. Tồn kho bất động sản tiếp tục giảm, hiện chỉ còn 92.690 tỷ đồng.
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cũng thông tin rằng, trong 2 tháng đầu năm nay, thị trường bất động sản tiếp tục có dấu hiệu khởi sắc, cả đánh giá của các chuyên gia và thực tế đều khẳng định như vậy.
Trao đổi về vấn đề này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, câu chuyện thị trường thì không thể ra mệnh lệnh được, nên với các dự án đang vay ngân hàng, chỉ có thể là ngân hàng ra điều kiện rồi thu hồi, phát mại.
Làm rõ quy trình giải ngân gói 30.000 tỷ
Liên quan đến gói 30.000 tỷ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu tới đây phải làm rõ mục đích, ý nghĩa cũng như quy trình giải ngân của gói 30.000 tỷ, bởi theo Thủ tướng, ngay cả các chuyên gia cũng không hiểu được gói này, cứ cho là cứu bất động sản.
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cũng tái khẳng định rằng, đây không phải là gói trực tiếp giải cứu bất động sản mà chỉ là hỗ trợ nhà ở cho người khó khăn, người thu nhập thấp, qua đó có tác động nhất định đến thị trường bất động sản nói chung. Tuy nhiên, tốc độ giải ngân gói này hiện vẫn chậm vì nguồn cung nhà ở vẫn còn thiếu nhiều.
Thông tin từ ngân hàng nhà nước cho biết, gói 30.000 tỷ tính đến hết tháng 1/2014, mới giải ngân được 3,6%. Dù tiến độ giải ngân có cải thiện nhưng vẫn rất chậm so với kỳ vọng đặt ra trước đó, là giải ngân chậm nhất trong vòng 36 tháng kể từ ngày 1/6/2013.
DiaOcOnline.vn - Theo Đất Việt