Khi những công trình, những hàng cây hàng trăm năm tuổi bị phá dỡ, chặt đốn để nhường chỗ cho những công trình trọng điểm như tuyến đường sắt trên cao, metro ngầm, vấn đề bảo tồn những giá trị xưa cũ được nhiều chuyên gia đô thị lật lại. Trong đó có biệt thự cổ. Mặc dù đã trở thành câu chuyện quá cũ, được bàn luận rất nhiều lần nhưng cho đến nay bảo tồn hay không bảo tồn vẫn là câu hỏi chưa có lời giải.
Khi những công trình, những hàng cây hàng trăm năm tuổi bị phá dỡ, chặt đốn để nhường chỗ cho những công trình trọng điểm như tuyến đường sắt trên cao, metro ngầm, vấn đề bảo tồn những giá trị xưa cũ được nhiều chuyên gia đô thị lật lại. Trong đó có biệt thự cổ. Mặc dù đã trở thành câu chuyện quá cũ, được bàn luận rất nhiều lần nhưng cho đến nay bảo tồn hay không bảo tồn vẫn là câu hỏi chưa có lời giải.
Theo thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội, hiện trên địa bàn thủ đô có 1.586 biệt thự xây dựng từ thời Pháp thuộc, trong đó có 562 biệt thự tư nhân đang sử dụng, 1.024 biệt thự thuộc sở hữu nhà nước, 42 biệt thự ở trung tâm chính trị Ba Đình không được phép tư nhân hóa nằm trên các tuyến đường Lê Hồng Phong, Hoàng Diệu, Phan Đình Phùng...
Còn tại TPHCM hiện cũng còn khoảng 1.000 biệt thự cũ, chủ yếu được xây dựng trước năm 1975, nằm rải rác ở các quận, huyện.
Cách đây nhiều năm, cả Hà Nội và TPHCM đều đã có chủ trương phân loại để bảo tồn, tôn tạo biệt thự cổ nhưng cho đến nay, những câu hỏi như giữ biệt thự nào, loại bỏ biệt thự nào, đối xử ra sao với người dân trong các biệt thự vẫn vô cùng rối rắm.
Sự dằng dai này xuất phát từ nhiều nguyên do, chi phí, con người và quan trọng, biệt thự cổ không chỉ đơn giản là một tòa nhà, mà còn là bản sắc đô thị, là văn hóa.
Theo TS. Phạm Sĩ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng Hội Xây dựng Việt Nam, nhiều khi người ta nhớ đến một TP chỉ bởi một công trình mang tính biểu tượng, biệt thự cổ ở Hà Nội hay TPHCM đã góp phần tạo nên bản sắc cho đô thị - cái không dễ để tạo lập.
Quyết định bảo tồn một ngôi biệt thự không chỉ căn cứ hình thức bên ngoài mà phải xem xét nhiều yếu tố như giá trị lịch sử - văn hóa - nghệ thuật kiến trúc, vai trò đối với cảnh quan và môi trường khu vực… để so sánh, cân đối lợi ích khi thực hiện. Mỗi công trình cổ tồn tại đến ngày nay đều rất quý, nhất là những công trình gắn liền với ký ức lịch sử của nhiều người, khi đập bỏ sẽ không bao giờ có lại. KTS Võ Kim Cương, nguyên Phó Kiến trúc sư trưởng TPHCM |
Còn nhớ khi các nhà đầu tư ở TPHCM đập bỏ tòa nhà nằm ở góc đường Đồng Khởi - Lê Lợi, kéo theo đó là sự xóa sổ cà phê Givral - một địa chỉ gắn với bao thăng trầm lịch sử của Sài Gòn xưa, đã gặp phải những phản ứng không nhỏ, đến khi quyết định phá bỏ Thương xá Tax để xây dựng metro, sự phản ứng của xã hội đã thực sự tạo thành làn sóng phản đối.
Hay việc TPHCM sẽ thành lập hội đồng xem xét đề nghị của Sở Quy hoạch Kiến trúc tháo dỡ 13 biệt thự cũ trong khu trung tâm, đã gây ra nhiều cảm xúc cho người dân TP. Sự đánh đổi giữa nhu cầu phát triển và bảo tồn, giữa hướng đến tương lai mai sau và những di sản không chỉ mang giá trị về mặt kiến trúc là có thật. Và đây cũng chính là căn nguyên để những TP lớn loay hoay với các biệt thự, trong khi nhiều tòa nhà có độ tuổi 40-50 năm đã không còn đủ sức chống đỡ với thời gian và sức tàn phá của con người.
Đơn cử như Hà Nội. Từ năm 2013, TP Hà Nội đã có nghị quyết hỗ trợ người dân ra khỏi biệt thự để tôn tạo trùng tu. Và mỗi năm 2 kỳ họp HĐND, vấn đề biệt thự cổ luôn được đưa lên bàn nghị sự để chất vấn, tìm hướng giải quyết. Đã có không ít những ý kiến sắc sảo và gay gắt dành cho sự chậm trễ của TP Hà Nội. Nhưng đến nay, những câu hỏi giản dị như đi đâu, ngân sách nào để sửa, sửa xong để làm gì... vẫn chưa trả lời được.
Có một thực trạng nhức nhối, đó là dù có tiếng là biệt thự, nhiều biệt thự hiện nay người dân sống không khác gì trong khu ổ chuột. Cách đây vài năm, Sở Xây dựng Hà Nội đã đưa ra những con số khiến nhiều người sửng sốt: Số biệt thự có từ 5-10 hộ thuê chiếm tỷ lệ khoảng 50%; biệt thự có 10-15 hộ thuê chiếm đến 40%; cá biệt ngôi biệt thự ở số 8 Tăng Bạt Hổ, 128C Đại La chứa… 35-50 hộ dân sinh sống.
Tình cảnh một hộ gia đình chen chúc trong khoảng không gian riêng được chia khoảng 10m2, ngột ngạt, nóng bức, xập xệ, nhà vệ sinh chung… đủ khiến nhiều người nản lòng. Sự xuống cấp trong chất lượng sống này đã khiến hàng loạt biệt thự bị băm nát để mở cửa hàng cho thuê, biến khuôn viên thành nhà ở, phá bỏ mái xây thêm tầng cao, cơi nới lấn chiếm tràn lan… và mỗi năm, số biệt thự bị biến mất, biến dạng ngày càng nhiều.
Một ngôi biệt thự cổ ở Hà Nội bị sửa chữa, biến dạng. Ảnh: H.Trâm
|