Trên bàn nghị luận, Bộ Xây dựng đang vấp phải quan điểm trái chiều từ lãnh đạo Hiệp hội BĐS Tp.HCM về vấn đề nên hay không nên mở rộng cho người nước ngoài được mua nhà đơn lẻ, biệt thự tại Việt Nam. Thế nhưng ngoài thị trường, mảng dịch vụ lưu trú của khách ngoại không vì thế mà bớt sôi động. Đặc biệt ở mảng cho thuê chung cư, nhà cao cấp, căn hộ dịch vụ. Có chăng, môi giới gặp "khó" sau sự cố biển Đông mới đây.
Trên bàn nghị luận, Bộ Xây dựng đang vấp phải quan điểm trái chiều từ lãnh đạo Hiệp hội BĐS Tp.HCM về vấn đề nên hay không nên mở rộng cho người nước ngoài được mua nhà đơn lẻ, biệt thự tại Việt Nam. Thế nhưng ngoài thị trường, mảng dịch vụ lưu trú của khách ngoại không vì thế mà bớt sôi động. Đặc biệt ở mảng cho thuê chung cư, nhà cao cấp, căn hộ dịch vụ. Có chăng, môi giới gặp "khó" sau sự cố biển Đông mới đây.
Trong danh sách khách hàng tiềm năng vả khả thi của những sàn giao dịch, trung tâm môi giới ở Hà Nội, cá nhân người nước ngoài cũng như Việt kiều luôn được chăm sóc kỹ lưỡng. Quá khứ từng chứng kiến thời gian các sàn phải "liên thông" với nhau để chia sẻ đơn hàng khổng lồ (cả về giá trị lẫn số lượng) của khách ngoại với loại hình chung cư cao cấp, biệt thự đơn lập cho thuê giữa lòng Thủ đô (thời kỳ 2011 - 2013).
Rón rén tăng cung, liệu có hốt bạc
Ngay cả hiện nay, khi Quốc hội, các bộ, ngành liên quan chưa thể thống nhất hành lang pháp lý áp dụng cho đối tượng người nước ngoài có nhu cầu mua BĐS, thì từng ngày từng giờ, mỗi khi có tin đăng về căn hộ chung cư cao cấp hội đủ các yếu tố như diện tích (trên 100m2), vị trí (quận trung tâm), giá (dưới 2.000 USD/tháng) là chủ BĐS lại bị hàng loạt môi giới "hỏi thăm", kỳ kèo ngã giá.
Không cần tới thống kê chính thức của cơ quan quản lý, cũng chẳng phải căn cứ theo cơ sở dữ liệu mang tính… tham khảo của các tư vấn ngoại như CBRE, Savills, Colliers Internationals, mặc nhiên những quần thể dạng Trung Hòa - Nhân Chính, Ciputra, IndochinaPlaza, Dolphin Plaza, 88 Láng Hạ, M3 - M4 - M5 Nguyễn Chí Thanh thường xuyên bị "quá tải" (liên tục hỏi thuê) đã chứng minh cho nguồn cầu có giá trị thanh khoản cao này.
Quý II/2014, Công ty Tư vấn BĐS CBRE đưa ra thông tin, nhu cầu thuê của người nước ngoài ở Hà Nội vẫn ổn định nhưng ngân sách của khách thuê cao hơn. Cụ thể, đơn hàng hỏi thuê với mức thanh toán 2.000 - 4.000 USD/tháng gấp đôi 6 tháng cùng kỳ năm 2013. Đơn vị này còn tổng kết: với khách "ít tiền" (dưới 2.000 USD), các căn hộ chung cư cao cấp (thuộc sở hữu của chủ người Việt) có giá thuê mềm so với căn hộ dịch vụ ngày càng được săn đón. Tới đầu tháng 8, tình trạng "khan hàng cho thuê" đối với căn hộ chung cư (giá thuê dưới 24 triệu đồng/tháng ở nội đô, ngoại trừ khu Tây Hồ) càng rõ rệt. Trao đổi trong giới trung gian đầu tư, nhu cầu mua lại các căn hộ cao cấp (để cho thuê) ở Hapulico Complex, 17T7, 24T1, 24T2, 34T, 18T (Trung Hòa - Nhân Chính), Hòa Bình Green (đường Bưởi), Vimeco E9 Phạm Hùng, Mỹ Đình Sông Đà đang tạo làn sóng ngầm tăng giá của các chủ hộ.
Ở mức giá… bình dân, là căn hộ dịch vụ vốn một thời… xẹp như gián (gần 2 năm trước) bởi thanh khoản thấp, giá cao, nguồn cung hạn chế. Tuy nhiên, có vẻ như các đơn vị chuyên BĐS đặc thù này đã nhạy bén với lực cầu đáng "đồng tiền bát gạo" mang tên khách ngoại và ngấm ngầm tăng cung.
Dẫu sao, BĐS trung, cao cấp cho khách Tây thuê đang là cửa sống cho cánh môi giới từ 2013 đến nay |