Ít thì ngót 100 triệu đồng, nhiều có khi lên đến hơn 300 triệu đồng/suất mua. Đó là khoản tiền khách hàng có nhu cầu mua thực phải chấp nhận và xuống tiền ngay nếu không muốn mức chênh tiếp tục “đục trần”, thậm chí “hết hàng”.
Ít thì ngót 100 triệu đồng, nhiều có khi lên đến hơn 300 triệu đồng/suất mua. Đó là khoản tiền khách hàng có nhu cầu mua thực phải chấp nhận và xuống tiền ngay nếu không muốn mức chênh tiếp tục “đục trần”, thậm chí “hết hàng”.
Trong Đề án phát triển thị trường BĐS, cũng như một số đề xuất của dự thảo Luật Kinh doanh BĐS, Bộ Xây dựng liên tiếp nhấn mạnh về vấn đề giá sản phẩm nhà đất (cũng như hệ thống dữ liệu địa ốc) vẫn chưa được xác lập, kiểm soát một cách minh bạch, chuyên nghiệp thống nhất. Thuật ngữ “làm giá” hay “mua chênh” bất ngờ lại xuất hiện thời gian qua khi thanh khoản BĐS chớm cải thiện.
Cầu cao, cung nhỏ giọt
Trở lại với nét chủ đạo của thị trường nhà ở khu vực phía Bắc, trước khi cơ quan quản lý đầu ngành xây dựng cấp tập đề xuất nội dung “bỏ quy định giao dịch BĐS qua sàn”, giới DN, nhà đầu tư cũng như rất nhiều người đã (đang) thực hiện mua bán sản phẩm chung cư đều mặc nhiên coi “tiền chênh” là một phần của thương vụ địa ốc. Tổ hợp cao cấp, khu đô thị kiểu mẫu, quần thể xanh, hay chung cư giá trung bình cho người thu nhập thấp đều gửi hóa đơn thanh toán kèm tiền chênh cho “thượng đế”. Chỉ khoanh vùng trong đối tượng bức thiết về nhà ở (mua để ở, không vì mục đích đầu tư), là những dự án “tưởng rẻ mà chẳng rẻ” kiểu Đại Thanh, Kim Văn – Kim Lũ, VP6 Linh Đàm… Trước khi thuộc sở hữu của người mua, hàng loạt “đứa con” của Xí nghiệp nhà Lai Châu đều cơ bản giống nhau về tên gọi (chung cư giá rẻ), hình thái (thuộc diện được hưởng hỗ trợ vay từ gói tín dụng 30.000 tỷ đồng), tính chất (diện tích xoay quanh mức 70m2, giá trị theo công bố đáp ứng khả năng chi trả chung của người mua) và… phải mua chênh.
Tại sao có sự vô lý này? Sản phẩm nhà đất còn “ê hề” chẳng ai mua, DN trầy trật lo từng đồng trả nợ ngân hàng và duy trì kinh doanh, nhưng ngày càng nhiều dự án chung cư thương mại “thản nhiên” bán chênh ngay tại phiên mở bán? Nào có riêng gì dự án bình dân của “đại gia điếu cày”, đến cả “Thành phố Thời đại” của tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng “sốt” tới vài chục (đến cả trăm triệu đồng) một suất mua căn hộ diện tích nhỏ. Lý do, đằng sau những lời cáo buộc trách nhiệm đổ dồn cho môi giới, nhà đầu tư thứ cấp (thậm chí là cả chủ đầu tư “làm ngơ”), chính là cơ cấu rổ hàng hóa thị trường.
Tiền chênh, phải chăng là cái giá phải trả cho Thượng đế nào muốn vay mua nhà từ “cột mỡ” 30.000 tỷ đồng.
|