Bộ Xây dựng vừa có đề nghị Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các địa phương không cấp phép mới với các dự án nhà ở thương mại (NƠTM). Viễn cảnh về giá lên cao vì hạn chế cung được dự báo.
Bộ Xây dựng vừa có đề nghị Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các địa phương không cấp phép mới với các dự án nhà ở thương mại (NƠTM). Viễn cảnh về giá lên cao vì hạn chế cung được dự báo.
Nhìn chung, những dự án chung cư thương mại (giá rẻ từ 10 - 15 triệu đồng/m2 như Kim Văn – Kim Lũ, hay tổ hợp Sparks, giá từ 13 – 16 triệu đồng/m2) được mở bán trong tháng 3, đầu tháng 4/2014 đều là… hàng tồn thời gian trước.
"Điểm tựa" chung để những doanh nghiệp như Nam Cường, Vinaconex, Văn Phú Invest, Ocean Group quyết tâm bung hàng, theo ông Tuyên, chuyên gia về phân tích rủi ro kinh tế, chính là có ngân hàng – "mạnh thường quân" làm cơ sở đảm bảo cho tính pháp lý dự án, an toàn dòng tiền góp vốn mua nhà của người tiêu dùng. Yếu tố đó giúp củng cố vững chắc "niềm tin" khách hàng vào doanh nghiệp, dự án; đồng thời gia tăng quyết tâm… vay tiền ngân hàng để mua nhà ở.
Vẫn chưa thể hài lòng
Tuy vậy, xét tổng quan những chung cư, tổ hợp chung cư thương mại, văn phòng đang "đình đám" trên thị trường, với tình trạng mua chênh, bán đội giá, người mua nhà có nhu cầu thực vẫn chưa thể hài lòng với sự lựa chọn của mình. Bởi thực tế, những chung cư giá thực sự rẻ (chênh thấp dưới 100 triệu đồng/suất mua căn hộ) đều ở xa trung tâm, địa bàn có hạ tầng kỹ thuật đang "chờ" chính sách quy hoạch đô thị đi vào cuộc sống.
Đơn cử: chung cư trong chuỗi đô thị tại Dương Nội (Hà Đông), Hoài Đức, Đan Phượng (quanh trục đường 32)… hay như những dự án nhà ở thương mại nằm "khật khừ" dọc trục Đại lộ Thăng Long vài năm qua. Gần hơn, lác đác một vài công trình nhà giá rẻ của Xí nghiệp xây dựng số 1 Lai Châu, Viglacera… Nhưng sau "bài toán" giá cả, rất nhiều "thượng đế" đang đặt dấu hỏi về cuộc sống thực sự trong tương lai tại những quần thể đầy rẫy mối lo chất thải hạ tầng.
Nói khách hàng có nhu cầu thực – người lao động thu nhập thấp là chủ đạo – PV) không có sự lựa chọn cũng không ngoa. Bởi NƠXH, nhà ở tái định cư đến nay vẫn chỉ mang lại… sự thất vọng cho những người đang quan tâm tìm hiểu mua bán và "nụ cười buồn" của nhiều gia đình đang xoay xỏa tự cải thiện điều kiện hạ tầng dưới mức cơ bản tại nơi trú ngụ. Thiếu vốn (dẫn tới chậm tiến độ), nợ đọng nghĩa vụ tài chính (pháp lý chủ đầu tư không minh bạch), cơ chế quản lý phát triển tạo dựng quỹ nhà chưa thông suốt là lý do đẩy người lao động ngày càng xa các sản phẩm nhà ở được Nhà nước ưu tiên phát triển.
Người mua nhà lại tiếp tục lo vì đề xuất của Bộ Xây dựng về việc hạn chế cung nhà ở thương mại trong tương lai gần
|