Không khí đầu tư BĐS nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái đang sôi động dần trở lại thời gian gần đây với nhiều sự kiện đáng chú ý. Tâm điểm vẫn là miền Trung, cùng một vài địa bàn trọng điểm phía Bắc như Quảng Ninh hay cực Nam của Tổ quốc (Phú Quốc) chứng kiến các đại gia BĐS tìm tới triển khai những dự án "siêu khủng".
Không khí đầu tư BĐS nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái đang sôi động dần trở lại thời gian gần đây với nhiều sự kiện đáng chú ý. Tâm điểm vẫn là miền Trung, cùng một vài địa bàn trọng điểm phía Bắc như Quảng Ninh hay cực Nam của Tổ quốc (Phú Quốc) chứng kiến các đại gia BĐS tìm tới triển khai những dự án "siêu khủng".
Khai thác BĐS nghỉ dưỡng, từ chủ đầu tư tới những người kiếm tìm lợi nhuận nhờ sản phẩm đặc thù này đều phải trang bị tài lực và trí lực thật kỹ mới mong thành công. Giai đoạn 2001 - 2005, cụm từ thị trường địa ốc vẫn còn mơ hồ với nhiều người.
Càng mông lung hơn với người dân - DN hay thậm chí là cấp quản lý địa phương, là loại hình BĐS nghỉ dưỡng. Có lẽ, đó là lý do phần nào dẫn tới cú sốc Rusalka gắn liền với "thảm kịch" Nguyễn Đức Chi xảy ra từ năm 2005, kéo dài tới năm 2010 mà vẫn chưa tới hồi kết.
Phát súng từ quá khứ
Dư luận tới nay còn nhắc nhiều tới Rusalka như một sự nuối tiếc. Sau bài học pháp nhân - thể nhân liên quan tới chuỗi liên quan Nguyễn Đức Chi - Rusalka - Quyết định kê biên, còn là tiếng thở dài về một doanh nhân "khai phá" BĐS nghỉ dưỡng đứt gánh giữa đường chỉ bởi lý do… không đáng có.
Ngay như lãnh đạo Sở KH&ĐT Khánh Hòa cũng từng nhận định: Quá trình xử lý vụ án Nguyễn Đức Chi đã để lại hậu quả rất lớn về nhiều mặt. Riêng đối với dự án Rusalka, hậu quả là tài sản, công trình đều bị xuống cấp nghiêm trọng.
Hơn 40ha đất dành cho dự án rút cuộc phải bỏ hoang gần 11 năm nay. Nếu không xảy ra sự cố, thì dự án Rusalka đã đi vào hoạt động rồi. Không chỉ dự án Rusalka mà nói chung môi trường đầu tư cũng bị ảnh hưởng hết sức nặng nề.
Chỉ trong năm vừa qua, hàng loạt dự án nghỉ dưỡng "siêu khủng" liên tiếp bị thu hồi với lỗi phổ biến - chậm tiến độ. Ngay cả những dự án được vốn ngoại "chống lưng" cũng không ngoại lệ.
Minh chứng, dự án Khu nghỉ dưỡng cao cấp Hòn ngọc châu Á tại Phú Quốc, với vốn đầu tư dự kiến 2 tỷ euro, của Tập đoàn Trustee Suisse; hay dự án Hòn ngọc Việt Nam của nhà đầu tư Nga ALT, vốn đầu tư 125 triệu USD (tại Nhơn Hội, Bình Định) và "đỉnh điểm" là dự án resort 5 sao 4,5ha ven bãi biển Non Nước, tổng vốn đầu tư gần 30 triệu USD, của "bầu" Đức cũng bị giới chức Đà Nẵng ra "tối hậu thư".
BĐS nghỉ dưỡng rất cần sự táo bạo và kiên nhẫn tột cùng
|