Bất động sản cuối 2014 –thị trường của những “ông lớn”

Cập nhật 12/12/2014 16:45

Những “ông lớn” có tính chuyên nghiệp cao đang ngày một hiện diện nhiều hơn trên thị trường sau cuộc khủng hoảng vừa qua đã loại các “tay đua nghiệp dư”.

Những “ông lớn” có tính chuyên nghiệp cao đang ngày một hiện diện nhiều hơn trên thị trường sau cuộc khủng hoảng vừa qua đã loại các “tay đua nghiệp dư”.


Theo Hiệp hội bất động sản Việt Nam (VNREA) nếu GDP tăng trưởng 5,8% trong năm 2014 nền kinh tế có thể đã trên đà phục hồi và sẽ có tác động tốt đến thị trường bất động sản...Dù đang có dấu hiệu ấm lên, nhưng hầu như các giao dịch trên thị trường bất động sản hiện nay chủ yếu diễn ra ở các dự án có vị trí tốt và chiến lược phát triển đúng đắn từ chủ đầu tư.

Thị trường bất động sản “trưởng thành” hơn sau mỗi kỳ khủng hoảng

Cuộc khủng hoảng vừa qua đã loại các “tay đua nghiệp dư” ra khỏi cuộc chơi. Những công ty đang bán được hàng hiện nay hầu hết là những nhà phát triển bất động sản chuyên nghiệp, sản phẩm của họ thỏa mãn được tối đa nhu cầu của đối tượng khách hàng mà họ đang phục vụ.

Điểm qua thị trường, có thể thấy những công ty đang đứng vững và gặt hái được thành công đều là những đơn vị đã chọn những hướng đi riêng khá đặc thù và tập trung phục vụ đúng nhu cầu của phân khúc khách hàng mà họ hướng tới.

Chẳng hạn, các dự án tầm trung như Tây Hồ Residence, Hòa Bình Green City, Golden Land…, nhắm đến nhu cầu nhà ở thiết thực của đại đa số người dân ở Hà Nội, được khách hàng chào đón. Ở phân khúc cao cấp, trong khi các chủ đầu tư khác gặp khó thì 2 dự án City Garden ở Hồ Chí Minh và Watermark hay Thăng Long Number 1 ở Hà Nội vẫn nhận được sự hưởng ứng tốt từ khách hàng.

Trong 3 năm vừa qua, khi phân khúc căn hộ cao cấp gặp khó khăn nhất, tổng số lượng bán thành công của City Garden và Watermark lên đến 500 căn hộ, Thăng Long Number One khoảng gần 100 căn mặc dù giá bán vào bậc cao trong phân khúc căn hộ cao cấp.

Theo ông Vũ Thanh Tùng, Tổng giám đốc dự án Watermark cho rằng đa số khách hàng mua căn hộ cao cấp đều rất kỹ tính và có sự am hiểu tốt về căn hộ. Họ bỏ ra rất nhiều thời gian để quan sát và xem xét rất kỹ từng chi tiết tại đây trước khi quyết định.

Ông Tùng cho biết “để đạt được những yêu cầu khắc khe này chính là một quá trình bền bỉ của Watermark từ lúc phác thảo ý tưởng ban đầu cho đến công tác triển khai thực tế. Với chúng tôi, một sản phẩm cao cấp phải là sự tổng hoà của từng chi tiết nhỏ nhất trong thiết kế và xây dựng”.

Cuộc chơi cao cấp

Sau sự thay máu đó, thị trường cuối năm 2014 đang lộ diện những “ông lớn” thực sự là một thế lực mới, đang tích lũy để bước vào một chù kỳ mới của thị trường BĐS Việt Nam vẫn được xem còn non trẻ và nhiều tiềm năng. Những dự án mới như Vinhomes Centre Park, Masteri Thỏa Điền tại Tp.HCM, Vinhomes Nguyễn Chí Thanh, Home City ở Hà Nội...xuất hiện gần đây cho thấy  BĐS cao cấp vẫn đang cho thấy sự chuyên nghiệp của các nhà phát triển dự án.

Hay như Refico, một nhà phát triển thành công dự án cao cấp City Garden cũng đã chọn hướng đi phục vụ những khách hàng cao cấp với cách làm riêng của mình.

Ông Vũ Thanh Tùng cho rằng đó là sự am hiểu và yêu cầu cao về dự án. Từ việc đầu tư bài bản, cho đến thiết kế, Công ty đã mất gần 1 năm cho thiết kế dự án. Đảm nhiệm thiết kế Watermark là Aedas, công ty kiến trúc đã gắn tên tuổi với những công trình như Dubai Metro, Sentosa Boardwalk – Singapore…Thiết kế hiện đại cũng là tiêu chí mà nhiều khách hàng cao cấp luôn đặt ra khi lựa chọn mua căn hộ.

Ngoài ra, đối với một dự án cao cấp thì không chỉ thiết kế mà chất lượng còn được quan tâm hàng đầu, và được giám sát rất khắt khe. Do đó, đa phần các công trình đều được giám sát bởi đơn vị nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế như Mace của Watermark.

Nhận xét về tiềm năng đầu tư vào BĐS cao cấp, Peter Ryder, CEO của Indochina Capital đã từng cho rằng BĐS cao cấp Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng. Những sản phẩm tương tự ở Hà Nội hay Tp.HCM còn thấp hơn nhiều so với những thành phố khác như ở Thái Lan, Indonesia hay Hông Kong,…

Peter đánh giá Việt Nam sẽ thu hẹp khoảng cách với thế giới trong 10 đến 20 năm nữa. Do vậy, CEO của quỹ đầu tư này vẫn nhắm vào BĐS cao cấp ở Việt Nam để phát triển. Và Peter cũng cho rằng các đơn vị khác cũng đang trên “cuộc đua này”, không chỉ những tập đoàn trong nước mà các công ty nước ngoài khác như Keppel Land, CapitaLand, Hong Kong Land,…không hề rút khỏi Việt Nam mà họ chỉ “cố tình bước chậm lại”.

DiaOcOnline.vn - Theo Trí Thức Trẻ