Bài 1: Ai cho phép Đại Nam biến khu công nghiệp thành đất ở?

Cập nhật 30/11/2013 08:28

Đến nay, dư luận lùm xùm trên báo chí xung quanh chuyện ông Huỳnh Uy Dũng, chủ khu du lịch (KDL) Đại Nam tố cáo ông Lê Thanh Cung, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương vẫn đang được cơ quan chức năng xác minh.

Đến nay, dư luận lùm xùm trên báo chí xung quanh chuyện ông Huỳnh Uy Dũng, chủ khu du lịch (KDL) Đại Nam tố cáo ông Lê Thanh Cung, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương vẫn đang được cơ quan chức năng xác minh.


Để độc giả tường tận hơn về vụ tố cáo này, báo sẽ cung cấp thêm nhiều tình tiết hấp dẫn cốt lõi của vụ tố cáo này.
Theo hồ sơ vụ việc, mấu chốt vủa vụ ông Huỳnh Uy Dũng tố cáo ông Lê Thanh Cung lên Thủ tướng Chính phủ bắt đầu từ một quyết định có dấu hiệu trái luật của UBND tỉnh vào năm 2008.

Từ một công văn bất thường của tỉnh

Ông Huỳnh Uy Dũng (còn được biết dưới cái tên Dũng “lò vôi”) là Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đại Nam. Sau khi trở thành chủ đầu tư khu công nghiệp Sóng Thần 3, Công ty Đại Nam đã lần lượt được tỉnh giao đất để đầu tư và kinh doanh cơ sở hạ tầng.
Theo quyết định thành lập và phê duyệt khu công nghiệp Sóng Thần 3 (rộng 533 hecta) do UBND tỉnh ban hành năm 2006, một phần đất trong khu công nghiệp (hơn 71 hecta) là đất hành chính – dịch vụ, kho bãi và khu ở. Trong đó, hơn 61/71 hecta này là khu ở. Thời hạn hoạt động của dự án bằng thời hạn giao đất: 50 năm.

Gần hai năm sau, vào ngày 7.7.2008, bất ngờ một phó chủ tịch UBND tỉnh ban hành một quyết định cho phép Công ty Đại Nam thay đổi thời hạn sử dụng phần đất khu ở thành “đất ở”, thời hạn giao đất là lâu dài.

Quyết định của tỉnh đã cho phép chuyển mục đích sử dụng đất hơn 61 hecta, vốn là đất sản xuất kinh doanh - một bộ phận cấu thành trong khu công nghiệp Sóng Thần 3 - thành “đất ở”. Khác với các quy định về thời hạn sử dụng đất trong khu công nghiệp (thường khoảng 50 năm), quyết định này đã cho phép chuyển mục đích sử dụng đất hơn 61 hecta, vốn là đất sản xuất kinh doanh - một bộ phận cấu thành trong khu công nghiệp - thành “đất ở”. Nhà quản lý buộc nhà đầu tư phải nộp tiền sử dụng đất ở (cao gần gấp đôi so với đất giao làm khu công nghiệp) và đã chỉnh lý sổ đỏ cho Công ty Đại Nam.

Chính từ quyết định này đã gây nên mọi rắc rối, tranh cãi giữa Công ty Đại Nam và UBND tỉnh Bình Dương: góp vốn hay phân lô bán nền, duyệt hay không duyệt quy hoạch chi tiết 1/500…

Cho chuyển mục đích sử dụng sai, "trói" quy hoạch chi tiết

Với góc độ là nhà đầu tư, sau khi đã làm đủ nghĩa vụ tài chính với nhà nước, được giao (có sổ đỏ đất ở) và xây dựng xong hạ tầng, chủ đầu tư có đủ quyền theo quy định của Luật Đất đai: chuyển nhượng, góp vốn, cho thuê…

Việc Công ty Đại Nam phân ra hơn 2.600 lô đất (khoảng 32 hecta) và chuyển nhượng cho nhân viên của mình trong khu công nghiệp Sóng Thần 3 bằng hình thức “góp vốn” tổng cộng hơn 400 tỉ đồng, sau khi xây dựng xong hạ tầng, chẳng có gì là sai luật.
Một bước nữa để biến những lô đất thành nhà cửa, công trình, Công ty Đại Nam phải lập (và thực tế công ty này đã làm) và được duyệt quy hoạch chi tiết 1/500.
Theo quy định pháp luật về xây dựng, trước khi muốn xây dựng công trình trên khu hành chính - dịch vụ, kho bãi và khu ở, Công ty Đại Nam phải lập quy hoạch chi tiết 1/500 và được UBND tỉnh phê duyệt.

Tuy nhiên, khi Công ty Đại Nam được thay đổi mục đích sử dụng khu đất này (từ đất sản xuất kinh doanh sang đất ở) vào năm 2008, UBND tỉnh không thể duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 cho Công ty Đại Nam. Bởi lẽ việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất năm 2008 đã trái với quyết định thành lập và phê duyệt dự án khu công nghiệp Sóng Thần 3 mà tỉnh đã ký trước đó.

Nói cách khác, tỉnh Bình Dương không thể phê duyệt quy hoạch khi đất bị sử dụng sai mục đích từ đất công nghiệp sang đất ở.

DiaOcOnline.vn - Theo Một Thế Giới