Ai là người lạc quan nhất về BĐS Việt Nam

Cập nhật 21/08/2014 13:34

Khi đến thị trường mới đầu tư, rõ ràng các nhà kinh doanh nước ngoài đã nhìn thấy tiềm năng phát triển lâu dài tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, ở một góc độ nào đó, các nhà đầu tư ngoại đang đặt kỳ vọng quá lớn vào thị trường.

Khi đến thị trường mới đầu tư, rõ ràng các nhà kinh doanh nước ngoài đã nhìn thấy tiềm năng phát triển lâu dài tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, ở một góc độ nào đó, các nhà đầu tư ngoại đang đặt kỳ vọng quá lớn vào thị trường.


Theo xu hướng phát triển tất yếu, thị trường bất động sản Việt Nam chắc chắn sẽ còn phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Các chuyên gia nước ngoài đánh giá rằng, Việt Nam là một thị trường bất động sản đang nổi, do đó nhu cầu rất cao, đặc biệt là một số loại hình như bất động sản thương mại, kho vận, khu công nghiệp, diện tích bán lẻ, bất động sản nhà ở và bất động sản phức hợp...

Điều này dựa vào quá trình phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam, mối quan tâm ngày càng cao của cộng đồng doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cũng như nhu cầu chi tiêu cá nhân của người dân trong nước.

Cũng chính các dự án và doanh nghiệp trong nước có quy mô còn nhỏ, thiếu vốn lại là cơ hội của các nhà đầu tư nước ngoài tìm cơ hội hợp tác. Các nhà đầu tư nước ngoài nhìn thấy những thiếu xót như nhiều dự án căn hộ cao cấp tại Hà Nội chưa xứng đáng với tên gọi; ngoài việc xây dựng khu đô thị quy mô lớn, các tiện nghi, chất lượng dịch vụ phục vụ cuộc sống chưa tương xứng. Điều này khiến cho giới đầu tư quốc tế tin rằng sẽ thay đổi những thiếu xót này và tạo ra một thị trường đầy tiềm năng về lợi nhuận.

Thực tế, các chuyên gia bất động sản trong nước cũng đồng tình quan điểm với nhà đầu tư nước ngoài khi đánh giá cao về tương lai phát triển của thị trường bất động sản Việt Nam.

Tuy nhiên, thị trường bất động sản Việt Nam phải cần một thời gian dài nữa mới có thể chữa được căn bệnh hiện tại để bật lên. Sự phục hồi của thị trường này đang phải chịu sự giàng buộc của nhiều yếu tố chính sách; cơ chế; sự trong sạch của các ngành kinh tế khác như chứng khoán, ngân hàng...Hơn nữa, hiện giá bất động sản đang cao gấp hơn 20 lần so với thu nhập bình quân đầu người. Chỉ khi nào khoảng cách này được rút ngắn lại thì thị trường mới có cơ hội đi lên.

Chưa nói đến những yếu tố khác tác động vào, ngay trong nội tại thị trường bất động sản đang có quá nhiều vấn đề mà giới kinh doanh nước ngoài chưa hiểu sâu. Thị trường bất động sản Việt Nam có hàng mớ căn bệnh phải chữa: tồn kho lớn chưa tìm ra hướng giải quyết, cung cầu lệch pha, giới đầu cơ làm giá....

Nhiều công ty thiếu vốn đề đầu tư xây dựng, hàng loạt dự án bất động sản đã dừng tiến độ. Cũng vì lý do đó mà nhiều nhà đầu tư nước ngoài dù đã đến tìm hiểu thị trường nhưng do lo ngại sự phức tạp tại thị trường hiện tại nên đã trì hoãn đầu tư.

Có thể thấy rằng, cơ hội đầu tư bất động sản tại thị trường Việt Nam khá hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài, vì thực tế tiềm năng phát triển còn lớn. Tuy nhiên, thị trường sẽ kỳ vọng vào những nhà đầu tư có tiềm lực kinh tế, thật am hiểu bản chất thị trường cũng như văn hóa tiêu dùng của người dân bản địa và có chiến lược hợp tác đầu tư dài hạn cùng với doanh nghiệp trong nước.

Bà Sigrid Zialcita, Giám đốc điều hành Bộ phận Nghiên cứu Thị trường Cushman & Wakefield châu Á - Thái Bình Dương cho biết, cách đây 5 năm, Cushman & Wakefield đã làm một nghiên cứu tập trung vào ‘nhóm chi tiêu chính’. Đó là nhóm tập trung vào các gia đình trung lưu. Và một phát hiện đáng ngạc nhiên là số hộ gia đình tầng lớp trung lưu tại Việt Nam đã tăng gấp đôi trong 5 năm qua. Đây chính là một chất xúc tác mạnh mẽ giúp doanh số bán nhà tăng lên.

Theo ông Neil MacGregor, Giám đốc điều hành Savills Việt Nam, thị trường bất động sản Việt Nam đang ở giai đoạn hấp dẫn sau khi vừa “chạm đáy” và có những dấu hiệu phục hồi đáng khích lệ.

Với ông Marc Townsend, Giám đốc điều hành Công ty CBRE Việt Nam, thị trường bất động sản Việt Nam đang chuyển động và dần ấm lên vài năm trở lại đây. Đồng thời, xu hướng đầu tư của khối ngoại, nổi bật là các nhà đầu tư châu Á từ Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore đã và đang đổ vốn vào thị trường Việt Nam. Đây được xem là một tín hiệu tích cực, giúp nâng cao chất lượng sản phẩm trên thị trường.




DiaOcOnline.vn - Theo NDH