Trong vài năm trở lại đây, thị trường bất động sản (BĐS) Tp. Hồ Chí Minh khá sôi động, tuy nhiên, theo một số chuyên gia, BĐS tại đây vẫn chưa phát triển minh bạch, lành mạnh, ổn định và bền vững do đang còn vướng 05 “điểm nghẽn”.
Trong vài năm trở lại đây, thị trường bất động sản (BĐS) Tp. Hồ Chí Minh khá sôi động, tuy nhiên, theo một số chuyên gia, BĐS tại đây vẫn chưa phát triển minh bạch, lành mạnh, ổn định và bền vững do đang còn vướng 05 “điểm nghẽn”.
Báo cáo cuối năm của Hiệp hội bất động sản Tp. Hồ Chí Minh (HoREA) cho thấy, năm 2017, toàn thành phố đã phát triển được hơn 10 triệu m2 sàn nhà ở, nâng tổng diện tích nhà ở thành phố lên 162,25 triệu m2, bình quân đạt 18,87 m2/người. Trong đó, Sở Xây dựng và các quận, huyện đã cấp 58.553 giấy phép xây dựng, giảm 3% so với năm 2016, với tổng diện tích sàn xây dựng hơn 13,1 triệu m2.
Nhà vừa túi tiền chiếm 74%
Cùng với chủ trương xây dựng Chính phủ kiến tạo, năm 2017, toàn Tp. Hồ Chí Minh có khoảng 200 giấy phép xây dựng cấp cho doanh nghiệp tổ chức và hơn 58.000 giấy phép xây dựng cấp cho cá nhân, hộ gia đình.
Hiện các dự án nhà ở do doanh nghiệp đầu tư đang có xu thế ngày càng tăng lên, trong đó có 29 dự án nhà ở quy mô lớn với tổng mức đầu tư lên đến gần 158.000 tỷ đồng.
Liên quan đến phát triển nhà ở thương mại, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, cho biết năm 2017 đã có 92 dự án nhà ở hình thành trong tương lai được Sở Xây dựng xác nhận đủ điều kiện huy động vốn, với tổng số 42.991 căn nhà, giá trị cần huy động vốn lên đến 86.421 tỷ đồng.
Trong đó, phân khúc cao cấp có 10.987 căn, chiếm tỷ lệ 25,5%; phân khúc trung cấp có 19.509 căn, chiếm tỷ lệ 45,5%; phân khúc bình dân có 12.495 căn, chiếm tỷ lệ 29,1%.
Như vậy, tỷ lệ căn hộ có giá vừa túi tiền (trung cấp và bình dân) chiếm tỷ trọng lớn nhất, đến 74%. Đây là tín hiệu đáng mừng vì các nhà đầu tư, các doanh nghiệp đã có sự tái cơ cấu sản phẩm mạnh mẽ theo hướng tăng mạnh sản phẩm căn hộ quy mô vừa và nhỏ (1-2 phòng ngủ).
Tuy nhiên, nhìn vào sự phát triển trên cho thấy tỷ lệ căn hộ bình dân có 12.495 căn, chiếm 29,1%, vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu rất lớn của cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, lực lượng vũ trang, công nhân lao động, sinh viên, người thu nhập thấp đô thị và người nhập cư.
Một điểm nhấn nữa của BĐS Tp. Hồ Chí Minh đó là đã có sự chuyển hướng quan trọng đầu tư bất động sản xanh, điển hình như khu đô thị Phú Mỹ Hưng; khu đô thị Sala; dự án Ehome 5; dự án Làng Sen; Diamond Lotus Riverside…
![]()
Trên cơ sở 5 “điểm nghẽn” của thị trường BĐS, HoREA đã đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng, phát triển thị trường BĐS minh bạch, lành mạnh, ổn định và bền vững.
|