Theo khẳng định của các chuyên gia trong ngành, không có chuyện dư nguồn cung nhà ở xã hội trong tương lai gần vì nhu cầu đang quá lớn và Chính phủ cũng có phương án để không xảy ra tình trạng thừa cung.
Theo khẳng định của các chuyên gia trong ngành, không có chuyện dư nguồn cung nhà ở xã hội trong tương lai gần vì nhu cầu đang quá lớn và Chính phủ cũng có phương án để không xảy ra tình trạng thừa cung.
Theo Bộ Xây dựng, để thúc đẩy nhanh việc giải ngân cho gói tín dụng 30.000 tỷ đồng, vấn đề mấu chốt là phải tập trung tăng nguồn cung. Hiện nay nguồn cung còn đang ít và các trình tự thủ tục để khởi công dự án nhà ở xã hội còn đang có trở ngại.
Bộ Xây dựng và Ngân hàng Nhà nước đang phối hợp chặt chẽ hơn nữa để đẩy mạnh hơn tiến độ giải ngân cho doanh nghiệp và tạo điều kiện cho doanh nghiệp và tạo điều kiện cho doanh nghiệp khởi công và hoàn thành xây dựng phần móng để có thể tiến hành làm hợp đồng.
Tuy nhiên, một số chủ đầu tư lo ngại trong 2-3 năm tới có thể sẽ dư cung nhà ở xã hội khi các dự án nhà ở xã hội đồng loạt cung ứng nhà.
Nguồn cầu quá lớn, không thể dư thừa
Thời điểm hiện tại, khó có thể dư cung được vì nguồn cung đang yếu thì nhu cầu nhà ở thu nhập thấp đang rất lớn. Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam cho biết, theo điều tra khảo sát của Bộ Xây dựng và Sở Xây dựng các tỉnh thành phố thì nhu cầu nhà thu nhập thấp là rất lớn.
Ví dụ, riêng tại các khu vực đô thị đã có khoảng 1.750.000 người có khó khăn về nhà ở, khoảng 1,7 triệu công nhân ở khu công nghiệp có nhu cầu về nhà ở, đặc biệt là ở TP HCM và Hà Nội.
Ở Hà Nội, theo tổng hợp nhu cầu có khoảng 110.000 căn, Tp.HCM có 134.000 căn, Bình Dương là 104.000 căn, Đồng Nai là 95.000 căn. Trong khi đó, ở Hà Nội, tổng các dự án nhà ở xã hội cộng lại được khoảng 15.000 căn.
Khó khăn cơ bản là thiếu nguồn cung, Bộ Xây dựng và chính quyền các cấp đang tập trung vào thúc đẩy giải quyết khó khăn về trình tự thủ tục để đẩy mạnh tăng trưởng nguồn cung về nhà ở xã hội nên không có chuyện dư thừa.