Kiến trúc cổ vùng Kinh Bắc

Cập nhật 29/07/2013 06:55

Bắc Ninh – vùng đất Kinh Bắc, “cái nôi” của lịch sử và văn hóa dân tộc Việt Nam, nơi quy tụ của đình, chùa, lễ hội và những làn điệu dân ca Quan họ say đắm lòng người.. Bề dày lịch sử, văn hóa đã tạo cho Bắc Ninh tiềm năng to lớn phát triển du lịch, văn hóa mà không phải địa phương nào cũng có được.

Bắc Ninh – vùng đất Kinh Bắc, “cái nôi” của lịch sử và văn hóa dân tộc Việt Nam, nơi quy tụ của đình, chùa, lễ hội và những làn điệu dân ca Quan họ say đắm lòng người.. Bề dày lịch sử, văn hóa đã tạo cho Bắc Ninh tiềm năng to lớn phát triển du lịch, văn hóa mà không phải địa phương nào cũng có được.

Đình làng Đình Bảng




Đình làng Đình Bảng là một ngôi đình cổ kính nổi tiếng nhất của đất Kinh Bắc, được xây dựng năm 1700, đến năm 1736 hoàn thành. Đình thờ các vị thành hoàng gồm Cao Sơn Đại vương (thần Núi), Thủy Bá Đại vương (thần Nước) và Bách Lệ Đại vương (thần Đất) cùng sáu vị có công lập lại làng vào thế kỷ 15.Với bề dày lịch sử, văn hóa, Bắc Ninh “chiêu đãi” du khách với hàng loạt kiến trúc cổ kính, uy nghiêm của những đình, đền. Nổi bật nhất có thể kể đến đình làng Đình Bảng.



Đình làng Đình Bảng là hình ảnh độc đáo của kiến trúc dân tộc, giữ được hình ảnh toàn vẹn kiểu thức nhà sàn dân tộc được áp dụng cho kiến trúc đình làng, song có sự kế thừa và phát triển truyền thống.

Đình làng Đình Bảng là một công trình kiến trúc quy mô, nguyên trước có cả tam quan, cửa giữa xây hai trụ gạch kiểu lồng đèn cao, hai bên có cửa cuốn tò vò giả mái, phía sau là khoảng sân rộng, hai bên là hai dãy tả vu và hữu vu.



Vẻ đồ sộ của đình thể hiện qua phần mái tỏa rộng chiếm 2/3 chiều cao tổng thể và 6 hàng, khoảng 60 cột lim lớn nhỏ có đường kính từ 0,55- 0,65 mét được đặt trên các tảng đá xanh vuông vức. Hoa văn trang trí trên các cấu kiện kiến trúc khác rất đa dạng, chạm trổ tinh vi, chau chuốt, hài hòa. Kết cấu bộ khung đình khá vững chắc, gắn với nhau bằng các loại mộng theo lối chồng giường “Thượng tam, hạ tứ”. Mỗi bức chạm khắc ở đình là một tác phẩm nổi tiếng độc nhất vô nhị.Cũng như mọi ngôi đình khác, công trình quan trọng nhất của Đình Đình Bảng về mặt kiến trúc nghệ thuật là tòa Bái Đường (Đại Đình).

Hơn 200 năm kể từ khi khởi dựng, cho đến nay đình Đình Bảng đã đi vào đời sống tình cảm và là niềm tự hào của người xứ Bắc cũng như nhân dân cả nước.

Chùa Dâu



Chùa Dâu thờ nữ thần Pháp Vân nên gọi là chùa Pháp Vân và nằm trong vùng đất Cổ Châu nên cũng gọi là chùa Cổ Châu. Chùa gắn liền với truyện cổ tích Tứ pháp của người Việt xưa.Chùa Dâu là ngôi chùa Phật giáo cổ nhất Việt Nam. Tọa lạc tại xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội khoảng 30km. Chùa có nhiều tên gọi: Diên Ứng tự, Pháp Vân tự, Thiền Đình tự, Cổ Châu tự. Nơi đây là trung tâm thành cổ Luy Lâu từ thế kỷ thứ II sau Công nguyên.

Kiến trúc chùa Dâu còn đến ngày nay được dựng dưới thời Trần năm 1313 và trùng tu nhiều lần qua các thế kỷ tiếp theo. Vua Trần Anh Tông đã sai trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi về kiến thiết lại chùa Dâu thành chùa trăm gian, tháp chín tầng, cầu chín nhịp. Bao quanh tòa điện chính hình chữ công là những dãy nhà ngang, nhà dọc vây kín theo kiểu nội công ngoại quốc.



Hòa Phong Tháp xây bằng loại gạch cỡ lớn ngày xưa, được nung thủ công tới độ có màu sẫm già của vại sành. Thời gian đã lấy đi sáu tầng trên của tháp, nay chỉ còn ba tầng dưới, cao khoảng 17 m nhưng vẫn uy nghi, vững chãi thế đứng ngàn năm. Mặt trước tầng 2 có gắn bảng đá khắc chữ “Hòa Phong tháp”. Chân tháp vuông, mỗi cạnh gần 7 m. Tầng dưới có 4 cửa vòm. Từ “Hoà Phong” có nghĩa là ngọn gió mát mẻ, tốt lành. Trong tháp có treo một quả chuông đồng đúc năm 1793 và một chiếc khánh đúc năm 1817. Có 4 tượng Thiên Vương – 4 vị thần trong truyền thuyết cai quản 4 phương trời- cao 1,6 m ở bốn góc.Chính giữa sân chùa trước bái đường, Mạc Đĩnh Chi đã cho dựng ngôi tháp Hòa Phong cao chín tầng, nay chỉ còn ba. Ngôi tháp vuông xây bằng gạch trần, dáng chắc khỏe nổi bật giữa khung cảnh xung quanh. Tháp tượng trưng cho ngọn núi vũ trụ, bốn góc tháp có bốn tượng Thiên vương trấn giữ, trên tháp treo một khánh đồng cổ.

Trước tháp, bên phải có tấm bia vuông dựng năm 1738, bên trái có tượng một con cừu đá dài 1,33 m, cao 0,8 m. Điều này làm ngạc nhiên nhiều du khách, bởi xưa kia nước Việt không có con cừu. Truyền sử kể rằng: vào thời Luy Lâu còn là trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế của cả nước ta, có vị sư người Tây Thiên sang nước ta tu hành truyền bá đạo Phật. Ông dắt theo 2 con cừu. Một hôm sơ ý để 2 con đi lạc, 1 con lạc đến chùa Dâu, 1 con lạc đến lăng Sĩ Nhiếp (thái thú Giao Chỉ thời đó), dân ở 2 vùng này đã tạc tượng 2 con cừu bằng đá ở nơi chúng đến để thờ. Do vậy hiện nay chùa Dâu có 1 con,  lăng Sĩ Nhiếp (cách đó 3 km) có 1 con.

Trải qua bao biến động lịch sử, thành lũy, đền dài, dinh thự của trung tâm Luy Lâu bị hoang phế. Nhưng chùa Dâu với tháp Hòa Phong vươn cao và hàng trăm gian chùa cổ kính vẫn tồn tại với thời gian. Lịch sử đã từng khẳng định vị trí của chùa Dâu trong đời sống văn hóa, tâm linh dân tộc. Chùa là một danh lam bậc nhất của xứ kinh Bắc xưa nay. Chùa đã được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử-văn hóa quốc gia.

Đền Đô

Được khởi dựng từ thế kỷ XI trên đất làng Đình Bảng (Tiên Sơn, Bắc Ninh), Đền Đô (còn gọi là đền Cổ Pháp, đền Lý Bát Đế) là nơi thờ 8 vị vua nhà Lý. Không chỉ có ý nghĩa về lịch sử, đây còn là điểm du lịch thú vị…



Khi vua Lý Công Uẩn đăng quang và trở lại thăm quê hương vào tháng 2 năm Canh Tuất (1010), tại đây, nhà vua đã dừng thuyền rồng để đi thăm các bậc kỳ lão, yết lăng Thái Hậu và đo vài mươi dặm đất làm “Sơn Lăng cấm địa”. Dân làng Đình Bảng đã xây dựng một ngôi nhà lớn làm nơi nghênh tiếp nhà vua. Đình được xây trên nền đất.Đền Đô – còn gọi là Cổ Pháp Điện hay đền Lý Bát Đế, đền được xây dựng vào thế kỷ 11 (1030), trên khu đất phía đông nam Hương Cổ Pháp, Châu Cổ Pháp (làng Đình Bảng). Theo Thiền sư Lý Vạn Hạnh khu đất này là nơi hội tụ của thiên khí, nơi có thế 8 đầu rồng chầu về. Tương truyền, xưa kia phía trước cửa đền là một khu rừng Báng, có dòng Tiêu Tương uốn khúc chảy qua.

Khi vua Lý Công Uẩn băng hà (1028), Lý Thái Tông lên ngôi kế vị vua cha, Ông đã cho sửa sang lại ngôi nhà xưa và chọn đây làm nơi thờ tự vua cha. Cũng từ đó đền trở thành nơi thờ tự các vị vua nhà Lý sau khi băng hà.

Với một cảnh quan rộng lớn, được chia thành các biệt khu, đền Đô mang lại cho khách hành hương nhiều cảm giác khác nhau: đại điện hoành tráng, hậu cung trang nghiêm, thủy đình thư thái, văn bia tịch mịch. Xen lẫn trong gió là mùi hương trầm ấm áp, hương ngọc lan thoang thoảng, đưa ta vào cõi suy tưởng về một triều đại anh hùng với những võ công văn trị kiệt xuất với tư tưởng Phật giáo từ bi.

Ngoài những giá trị văn hóa, lịch sử, đền Đô là một công trình kiến trúc đặc sắc với nghệ thuật điêu khắc đá (rồng, voi, ngựa, lân), điêu khắc gỗ (lân, chạm lộng hình rồng, họa tiết trang trí), tạc tượng thờ và xây dựng (hệ thống cột trụ, mái đao) đều đạt ở mức tinh xảo.



Hãy ghé thăm Đền Đô, bạn sẽ có những giây phút thư giãn thú vị, thả hồn về lại những ngày tổ tiên ta dựng nước, để ngẫm ngợi, để thêm yêu, thêm tự hào Tổ Quốc mình.Đền Đô – Đình Bảng cũng là nơi chứng kiến hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ khi dải mây rồng vàng ở phía Thăng Long – Hà Nội bay về rồi tản ra đúng lúc dân làng Đình Bảng bắt đầu lễ rước “Linh bài Lý Thái Tổ và Chiếu dời đô ra Thăng Long” theo nghi lễ cổ truyền.

Chùa Phật tích



Chùa Phật Tích còn gọi là chùa Vạn Phúc, được xây dựng vào khoảng thế kỷ 7 đến thế kỷ 10. Chùa được hoàn chỉnh vào triều Lý Thánh Tông (1057) và tu bổ khang trang vào năm 1686. Vào năm 1057, vua Lý Thánh Tông đã cho dựng cây tháp báu và đúc pho tượng Phật mình vàng.Chùa Phật Tích nằm ở sườn núi Lạn Kha (Rìu Mục), xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Chùa Phật Tích xưa kia là nơi có nhiều nhà tu hành tu luyện. Theo sử sách để lại thì chùa Phật Tích chính là nơi Phật ngự.

Chùa được xây dựng đại qui mô vào thế kỷ thứ 17. Năm 1947, do chiến tranh, chùa bị phá huỷ hoàn toàn. Năm 1958, chùa được dựng lại sơ sài. Năm 1991, chùa được xây dựng dần theo qui mô kiến trúc cổ.

Hiện tại di vật của chùa còn lại là bức tượng Phật A-di-đà bằng đá, ngồi thiền định trên toà sen, cao 1,85m (tính cả bệ đá là cao 3m). Chân cột chùa chạm trổ hoa sen và dàn nhạc, các nghệ nhân chơi sáo, tiêu, nhị, đàn tranh, đàn bầu, trống cơm,…

Chùa Bút tháp



Chùa có nhiều tháp, nổi tiếng nhất là tháp Báo Nghiêm cao 13m bằng đá, tám mặt và còn được gọi là Tháp Bút nên chùa có tên là Bút Tháp. Tháp thể hiện tài ghép đá và nghệ thuật điêu khắc tuyệt vời của người thợ Việt Nam xưa.Nói đến Bắc Ninh, không thể không nói đến Chùa Bút Tháp. Đây là một ngôi chùa cổ, mặc dù đã trải qua những lần trùng tu, sửa chữa nhưng chùa vẫn giữ được những tác phẩm kiến trúc, điêu khắc tuyệt mỹ và nét nguyên sơ hấp dẫn của nó với sự dung hội hai nền văn hoá Việt – Hoa.

Tượng Phật Bà – Tác phẩm “độc nhất vô nhị” có kích thước lớn và đồ sộ: cao 3,7m, đường kính vành tay 2,24m, có 11 đầu chia làm 4 tầng, 42 bàn tay và 958 tay nhỏ. Điều kỳ lạ là mỗi bàn tay có một mắt, độc đáo hơn nữa là nhịp điệu mỗi cánh tay không giống nhau. Tượng được đặt trên toà sen Rồng đội, đằng sau là vầng hào quang toả sáng, bên dưới là các hình trang trí sóng nước sống động như một thuỷ cung (Tượng do ông họ Trương làm xong vào ngày tốt mùa thu năm Bính Dần – 1656).

Đến với Chùa Bút Tháp, du khách sẽ được chứng kiến những nét độc đáo tài tình của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc cổ.

DiaOcOnline.vn - Theo Kiến Việt