Kiến trúc “bất tử” của Thánh đường Hagia Sophia

Cập nhật 15/11/2014 09:27

Với điểm nhấn là cấu trúc mái vòm bán cầu đường kính 33m, đây từng là thánh đường lớn nhất thế giới trong vòng gần 1.000 năm.

Với điểm nhấn là cấu trúc mái vòm bán cầu đường kính 33m, đây từng là thánh đường lớn nhất thế giới trong vòng gần 1.000 năm.


Thánh đường Hagia Sophia ở thủ đô Istanbul của Thổ Nhĩ K ỳ được cả thế giới biết đến như một kỳ quan của kiến trúc Byzantine.


Với điểm nhấn là cấu trúc mái vòm bán cầu đường kính 33m, đây từng là thánh đường lớn nhất thế giới trong vòng gần 1000 năm, cho đến khi nhà thờ Seville hoàn thành vào năm 1520.


Thánh đường được xây dựng từ năm 532 đến năm 537 theo lệnh của Hoàng đế Byzantine Justinian, với thiết kế của hai kiến trúc sư Isidore xứ Miletus và Anthemius xứ Tralles.


Được xây dựng để tôn vinh trí tuệ của Chúa, đây là nhà thờ trung tâm của Giáo hội Chính thống giáo Đông phương trong gần 1000 năm.


Năm 1453, thành Constantinopolis của Byzantine bị đế quốc Ottoman chiếm. Vua Mehmed II của Ottoman đã ra lệnh biến nhà thờ thành một thánh đường Hồi giáo.


Trong thời gian cai trị của đế quốc Ottoman, thánh đường đã được xây thêm các chi tiết kiến trúc Hồi giáo, điển hình là 4 ngọn tháp ở 4 góc.


Nhiều nội thất và chi tiết trang trí cũ cũng được cải biến theo xu hướng của đạo Hồi.


Trong gần 500 năm, Hagia Sophia đã giữ vai trò thánh đường Hồi giáo chính của Istanbul, làm mẫu hình cho nhiều nhà thờ Hồi giáo Ottoman khác.


Đến năm 1935, sau khi đế quốc Ottoman tan vỡ, thánh đường đã được chính phủ Cộng hòa Thổ Nhĩ Kì chuyển thành một viện bảo tàng. Đây là một trong những địa danh thu hút đông khách tham quan nhất của Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay.


DiaOcOnline.vn - Theo Kiến Thức