Người Ai Cập cổ đại đặc biệt quan tâm tới những ngôi đền của họ như là “nhà” của Chúa trời hay một vị thần tương ứng.
Những ngôi đền này có thể chỉ là một gian nhà đơn sơ hay những tòa nhà bề thế cầu kỳ, nhưng thành phần quan trọng nhất đối với bất kỳ một ngôi đền nào là gian thờ cúng ở trong cùng hay bàn thờ, nơi đặt tượng ảnh của Chúa trời hay thần tương ứng. Những hoạt động của một ngôi đền xoay quanh việc thờ cúng và thực hiện các nghi lễ sùng bái qua tượng ảnh của vị thần đó mà họ đặt trong điện thờ.
Các ngôi đền cũng được sử dụng cho những nghi lễ tôn giáo, đó là những cuộc diễu hành của các thầy tư tế, thông thường liên quan tới Chúa trời hay thần. Theo tôn giáo Ai Cập cũng như những gì ghi lại trong đền: vào tháng thứ 3 của mùa hè, các giáo sĩ của ngôi đền thờ thần Hathor ở Dendera sẽ dùng con thuyền này rước bức tượng của thần Hathor từ Dendera về đền Horus ở Edfu để "vợ chồng tái hợp", lo chuyện sinh con đẻ cái. Nghi lễ này được ghi lại trên tường của đền Horus ở Edfu, cũng như đền Hathor ở Dendera.
Những ngôi đền cũng được xem như là những thí dụ điển hình của kiểu kiến trúc phản ánh sự tạo thành vũ trụ. Nền của đền thờ được xây theo kiểu dần dần từ thấp đến cao, đi qua xuyên qua những cây cột to lớn và được lợp mái bởi ảnh của những chòm sao hay hình hạt đậu.
Đền cũng là nhân tố quan trọng của cơ sở hạ tầng kinh tế Ai Cập cổ đại, bên cạnh việc sử dụng nô lệ làm lực lượng lao động chính, thu lợi từ việc canh tác nông nghiệp và những mỏ vàng. Xung quanh ngôi đền có những tòa nhà phụ như kho thóc và lò sát sinh, nơi hằng ngày dùng để dự trữ cũng như tiến hành dâng của lễ cho đấng tối cao của họ.
Việc quản lý các đền thờ được chứng minh bằng tài liệu từ những cuộc khai quật tại đây và trong những tài liệu lưu trữ nhất định còn tồn tại trên giấy papirus - một tư liệu tốt nhất được khám phá cho đến lúc này từ những lăng mộ triều đại Neferirkara và Raneferef tại kim tự tháp vĩ đại ở Abusir.
An Đông - DiaOcOnline.vn
Dịch từ Egyptology