Cung điện Pha lê được xem là một hệ thống bỏ ngỏ được làm từ một bộ đồ gồm nhiều bộ phận sản xuất công nghiệp được ráp nối lại.
Được xây dựng vào thời gian 1850 – 1851, cung điện Pha Lê của Joseph Paxton (Luân Đôn – Anh) như một sản phẩm của quá trình sản xuất và lắp ráp công nghiệp, là một trong những tòa nhà sáng tạo nhất trong thế kỷ 19. Cung điện thường được xem là biểu tượng của tính hiện đại, phần lớn thành tựu của cung điện ngày nay vẫn chưa có đối thủ.
Thiết kế và xây dựng chưa đầy 8 tháng, đây chính là lúc xây dựng tường bao đồ sộ nhất hình thành một cảnh quan nhân tạo với kích thước quy mô bao bọc trong lớp vỏ mỏng, trong suốt không sao tả xiết. Được xem là tòa nhà tạm thời chỉ tọa lạc trong công viên trong thời gian một năm, sau đó phải tháo dỡ thật nhanh như lúc xây dựng - một thành tựu ngoạn mục nhưng chỉ thoảng qua.
Cung điện Pha lê xây dựng trong công viên Hyde, trung tâm London
để kỷ niệm thành tựu kinh tế, văn hóa của đế quốc Anh.
Vào đầu năm 1850, Ủy ban hoàng gia được thành lập để giám sát dự án, đề xuất thiết kế và đấu thầu thi công một tòa nhà rộng 74.350m
2 (800.000 bộ vuông) với kinh phí 100.000 bảng hoàn tất chỉ trong 15 tháng. Mặc dù nhận được hàng trăm sơ đồ, nhưng thành viên trong Ủy ban không sao nhất trí nên chọn sơ đồ nào và quyết định tự mình thiết kế tòa nhà nhưng không thể nào đáp ứng được ngân sách và thời khóa biểu theo yêu cầu.
Tháng 6/1851, Paxton cộng tác với anh em nhà Chance và nhà thầu xây dựng Fox Henderson & Co., bắt tay vào việc thiết kế dựa trên kinh ngghiệm hơn 20 năm thi công nhà kính. Thiết kế của Paxton là thiết kế duy nhất đáp ứng yêu cầu ngân sách và thời gian biểu, vào lúc này giảm xuống chỉ còn 8 tháng.
Với sự tương phản đáng kinh ngạc với đặc điểm kiến trúc của thời đại, thi công không được xem là hình thức, mà được xem như một quá trình. Công trình chủ yếu lắp ráp bằng nhân lực, đôi lúc sử dụng ngựa hỗ trợ. Nhịp của lối đi có mái vòm ở giữa rộng 22,8m làm bằng các sườn sắt và gỗ tạo hình bán nguyệt, lắp ráp dưới đất và nâng lên bằng tời ở một góc độ sao cho không còn thấy chiều rộng bên trong hơi đẹp của mái vòm.
Bên trong cung điện.
Kết hợp với nhiều cây lâu năm hiện hữu trong Công viên Hyde trong cánh ngang tạo vòm, tường bao lắp kính trang nhã tạo ra một kinh nghiệm mới, xóa bỏ sự khác biệt giữa không gian bên trong và bên ngoài, giữa nghệ thuật và tự nhiên. Cung điện Pha lê cũng tạo ra tranh cãi về sự phân biệt giữa kiến trúc và xây dựng. Nghiên cứu minh họa điển hình giữa tính thiết thực và quá trình thi công thì nghề kiến trúc không công nhận công trình này, mặc dù không phải công trình là xấu.
Cung điện Pha lê bao số cây lâu năm hiện có trong Công viên Hyde, với lớp vỏ mỏng trong suốt tạo ra sự mơ hồ mới không gian bên trong và bên ngoài. Cung điện Pha lê hoàn tất và bàn giao cho Ủy ban hoàng gia lắp đặt để triển lãm, trưng bày. Ngày 01/05/1851, Triển lãm quy mô do Nữ hoàng Victoria cắt băng khánh thành, đây là một sự kiện thành công vang dội, thu hút hơn 6 triệu lượt khách tham quan chỉ trong 5 tháng.
Triển lãm quy mô kết thúc theo kế hoạch vào tháng 10/1851. Năm 1852, sự tháo dỡ Cung điện Pha lê diễn ra nhanh chóng và đáng chú ý cũng như lúc dựng lên, chấm dứt một cuộc đời tuy ngắn nhưng rất huy hoàng đã thu hút trí tưởng tượng của công chúng đến mức như thế. Cấu kiện do công ty mới của Joseph Paxton mua lại, sau khi có nhiều bổ sung thiết kế đáng kể, ông lại lắp ráp ở một địa điểm ở Nam London, trong một khu vực ngày nay gọi là Cung điện Pha lê. Phải mất 2 năm mới hoàn thành, sử dụng làm nơi triển lãm linh tinh và phòng hòa nhạc, mặc dù không bao giờ thành công về kinh tế và mọi người nhắc đến. Sau cùng công trình bị thiêu hủy hoàn toàn trong năm 1936.
Số liệu thực tế: Chiều dài: 554,4m
Chiều rộng: 122,4m
Chiều cao gian giữa: 19,2m
Chiều cao cánh ngang: 32,4m
Diện tích sàn sử dụng ở 3 tầng: 92.000m
2 Diện tích xây dựng: 7,7ha
Gang: 3800 tấn
Sắt rèn: 700 tấn
Gỗ: 55.762m3
Kính: 293.655 tấm, 250mmx1225mm, 83.610m
3 Rãnh máng xối: 38,6km
Giá bỏ thầu: 79.800 bảng
Khi xây dựng (tính cả thiết bị cố định & bộ phận nối): 169.998 bảng
Theo Kiến Trúc Thế Giới Hiện Đại