Công trình đạt top-ten của Viện Kiến trúc Mỹ 2006

Cập nhật 26/05/2007 16:57

Nhờ hệ thống này căn nhà được nâng cấp mở rộng gấp đôi nhưng lượng năng lượng tiêu thụ giảm một nửa.

Căn nhà với cái ô pin mặt trời

Đây là căn nhà cũ được kiến trúc sư Angie Brooks cải tạo thành nhà ở cho mình ở bang California. Angie Brooks đã có một quyết định táo bạo là dùng những tấm panô pin mặt trời thành một yếu tố trang trí, làm mái che cho ban công rộng và bọc luôn bên ngoài bức tường như "gạch ốp mặt tiền". Và chính việc này cung cấp đến 95% nhu cầu điện cho căn nhà. Nhờ hệ thống này căn nhà được nâng cấp mở rộng gấp đôi nhưng lượng năng lượng tiêu thụ giảm một nửa.

Có nhiều giải pháp sử dụng điện hiệu quả được áp dụng, như nước được hâm nóng trước bằng nguồn điện trời và khi tắm mới dùng tới điện nguồn để làm nóng nhanh. Nhà được tính toán gần như không cần máy lạnh và ít dùng đèn thắp sáng trừ những ngày đầy mây…

Brooks kết luận: "Tôi thiết kế vì môi trường và tôi lại có một căn nhà tốt hơn với chi phí sống rẻ hơn".





Vật liệu ngăn nhiệt bằng lớp xốp cách nhiệt


Vật liệu ngăn nhiệt bằng phản xạ

















Thư viện mái cỏ Seattle


Đây là một thư viện công cộng ở Seattle với chiếc mái rộng 1.672m2, trên trải lớp đất dày khoảng 10cm trồng cỏ. Mái được thiết kế để thấm và giữ nước mưa, lọc dioxid carbon rồi xả ra ngoài. Mái cách nhiệt tốt trong mùa hè và giữ ấm trong mùa đông lại bền hơn các loại mái thông thường. Cửa kính được dán các loại phim thu năng lượng mặt trời, vừa giảm chói và nóng xâm nhập, vừa tạo ra điện năng.

Kiến trúc sư Robert Miller nhận xét về công trình của mình: "Chúng tôi không tạo ra một nơi chứa sách, chúng tôi muốn công chúng thấy cách một toà nhà hoà nhập vào môi trường như thế nào". 



Phân bổ ánh sáng trời khi qua cửa kính



          Cửa sổ hai lớp cản nhiệt và ồn

















Theo Sài Gòn Tiếp Thị