5 lâu đài cổ hoành tráng nhất châu Á

Cập nhật 24/01/2012 08:30

Cung Polata nằm trên cao nguyên Tây Tạng, Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh hay thành cổ Himeji tại Nhật Bản là những lâu đài cổ hoành tráng nhất châu Á.

Cung Polata nằm trên cao nguyên Tây Tạng, Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh hay thành cổ Himeji tại Nhật Bản là những lâu đài cổ hoành tráng nhất châu Á.


Cung điện Polata là công trình kiến trúc hoành tráng nhất ở Tây Tạng (Trung Quốc). Nằm trên một ngọn núi Marpo Ri cao 130 m ở thung lũng Lhasa, cung điện được xây dựng từ năm 637 TCN, dưới sự bảo trợ của Hoàng đế Songtsen Gampo.

Cung điện vẫn còn giữ nguyên trạng thái ban đầu cho tới thế kỷ 17 khi được tích hợp vào những công trình lớn hơn của người Tây Tạng (Cung Trắng hoàn thành năm 1648 và Cung Ðỏ được khánh thành năm 1694). Công trình vĩ đại này cần tới 7.000 công nhân, 1500 nghệ sỹ và thợ thủ công tham gia.

Với ý nghĩa về mặt kiến trúc và lịch sử sâu sắc, năm 1994, Potala đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.


Lâu đài Matsumoto, Nhật Bản (hay còn gọi là Matsumotojo) là một ví dụ điển hình cho lối kiến trúc hirajiro khi được xây dựng ở đồng bằng chứ không phải trên đồi núi như những thành cổ khác tại Nhật.

Hoàn thành từ 1593 - 1594, Matsumoto cũng là một trong số những cung điện đẹp nhất và còn giữ lại nguyên vẹn hình dáng ban đầu tại Nhật Bản.


Với những lầu gác lợp ngói, tháp canh, cổng, những bức tường đất, Lâu đài Himeji, là một ví dụ điển hình của kiến trúc lâu đài Nhật Bản. Himeji cũng được biết tới với cái tên Hakurojō hay Shirasagijō (Lâu đài hạc trắng).

Ban đầu được xây dựng như một pháo đài bởi Akamatsu Norimura, một samurai. Lâu đài là tổ hợp của 83 tòa nhà, được xây dựng lại sau khi pháo đài bị tháo dỡ vài thập kỷ sau đó. Tất cả đều được phát triển với hệ thống phòng thủ tinh vi nhất của thời kỳ phong kiến.

Himeji không hề bị phá hủy bởi chiến tranh, động đất hay hỏa hoạn mà vẫn tồn tại với hình dáng ban đầu của mình. Năm 1993, lâu đài được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.


Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh (Trung Quốc), là nơi ở của các hoàng đế từ năm 1416 tới năm 1911. Cung điện được coi là minh chứng cho nền văn minh Trung Quốc trong triều đại Minh, Thanh với 114 tòa nhà và 10.000 căn phòng được trang trí bằng vật liệu và những tác phẩm nghệ thuật quý giá.

Tử Cấm Thành, xây dựng vào năm Vĩnh Lạc thứ 4, được coi công trình kiến trúc bằng gỗ cổ đại lớn nhất, quy mô nhất còn tồn tại đến ngày nay trên thế giới.


Cung Gyeongbok (Hàn Quốc) là cung điện chính và lớn nhất của Ngũ Cung (Gyeongbok, Changdeok, Changgyeong, Deoksu và Gyeonghui) nằm ở phía bắc Seoul.

Được xây dựng vào năm 1395 dưới thời vua Taejo do kiến trúc sư Jeong Dojeon chủ trì, cung Gyeongbok đã trở thành cung điện chính của triều đại Joseon.

Các tòa nhà trong cung Gyeongbok đã bị đốt cháy trong một cuộc xâm lược của Nhật Bản vào năm 1592 và vẫn còn trong đống đổ nát cho tới năm 1868 khi vua Gojong cho phục hồi lại.

DiaOcOnline.vn - Theo Vietnamnet