Thị trường BĐS: Chính sách vĩ mô làm nên tính chuyên nghiệp

Cập nhật 01/05/2012 07:15

Việc hoàn thiện thể chế, luật pháp, xác lập nguyên tắc khai thông và phát triển thị trường BĐS làm cho nó thành nguồn vốn lớn của quốc gia được sử dụng có hiệu quả. Chính sách tín dụng là khâu then chốt đầu tiên cần sửa đổi.

Việc hoàn thiện thể chế, luật pháp, xác lập nguyên tắc khai thông và phát triển thị trường BĐS làm cho nó thành nguồn vốn lớn của quốc gia được sử dụng có hiệu quả. Chính sách tín dụng là khâu then chốt đầu tiên cần sửa đổi.


Một số bất cập của chính sách vĩ mô đã làm cho thị trường bất động sản (BĐS) bị chi phối thành “bong bóng” và tiếp theo là “đóng băng”.

Những sản phẩm chủ lực được sản xuất của ngành là nhà ở, khách sạn, văn phòng, kho tàng, nhà xưởng. Do đó, không thể xem ngành này là phi sản xuất, mà phải xác định BĐS là ngành sản xuất kinh doanh nền tảng của nền kinh tế.

Việc hoàn thiện thể chế, luật pháp, xác lập nguyên tắc khai thông và phát triển thị trường BĐS làm cho nó thành nguồn vốn lớn của quốc gia được sử dụng có hiệu quả. Chính sách tín dụng là khâu then chốt đầu tiên cần sửa đổi.

Từ năm 2007 đến nay, phần tín dụng tại các ngân hàng thương mại cho kinh doanh BĐS chiếm tỷ trọng lớn trong toàn ngành ngân hàng. Thậm chí, nhiều cá nhân, công ty sử dụng toàn bộ vốn vay trong quy trình mua đất đai và đầu tư xây dựng sản phẩm.

Kể cả nhiều công ty nhà nước cũng đầu tư trái ngành nghề bằng phương thức này. Trong nhiều năm, các ngân hàng đã dùng vốn vay ngắn hạn để cho vay đầu tư trung và dài hạn kinh doanh BĐS, trong đó có phần cho vay phát triển dự án.

Do đó, ngân hàng luôn đối mặt với khó khăn và đây là nguyên nhân gây bất ổn định kinh tế vĩ mô, gây lạm phát. Để có đủ nguồn vốn cho các đơn vị kinh doanh BĐS chuyên nghiệp và uy tín, hệ thống ngân hàng phải nhanh chóng thu hồi vốn, từng bước chuyển cho các đơn vị chuyên nghiệp, có uy tín vay, phải từ chối những đơn vị không chuyên, trái ngành nghề, góp phần điều chỉnh thị trường đi vào ổn định theo hướng chuyên nghiệp, uy tín và lành mạnh.

Hệ thống ngân hàng cần có một nguồn vốn trung và dài hạn cho các dự án BĐS vay, kể cả cho người dân có nhu cầu vay dài hạn mua nhà ở.

Một chính sách quan trọng đòn bẩy của thị trường BĐS là xác lập quyền sở hữu BĐS, tăng cường tính công khai minh bạch về quy hoạch đất đai. Trong thực tế, vì khó xác định gía thị trường của đất đai nên cơ chế “xin cho” gây tiêu cực.

Các DN không chuyển đổi được quyền sở hữu đất đai, do đó không đưa vào kinh doanh sẽ gây khó có hiệu quả trong sử dụng đồng vốn. Đến nay có thể khẳng định, Nghị định 69 sau hơn một năm thực hiện là nguyên nhân chính làm “đóng băng” thị trường BĐS.

Nay cần sửa chữa hoàn chỉnh thêm các chính sách thuế chống đầu cơ đất đai. Trong đó tính thuế lũy tiến là hình thức thuế tài sản hàng năm đối với người, tổ chức giữ số lượng nhà đất nhiều, và đây cũng là biện pháp tăng nguồn thu từ nhà đất.

Tiếp theo nên thu “Lệ phí cơ sở hạ tầng” đối với dự án dầu tư kinh doanh BĐS có thụ hưởng các công trình cầu đường là cơ sở hạ tầng do Nhà nước đầu tư, gọi đây là điều tiết lợi nhuận.

Đẩy mạnh cải cách hành chính, giảm thủ tục cấp phép xây dựng cho một dự án từ 33 bước xuống còn 8 bước, thời gian hoàn thành thủ tục đầu tư cấp phép xây dựng cho một dự án giảm từ hơn 3 năm xuống còn dưới 1 năm.

ĐẶNG ĐỨC THÀNH - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tri thức Doanh nghiệp Quốc tế

DiaOcOnline.vn - Theo DNSG