Giải thích về tiến độ giải ngân gói hỗ trợ tín dụng 30.000 tỷ đồng cho vay mua nhà ở xã hội quá chậm và nhiều vướng mắc, Bộ trưởng Bộ Xây dựng nói rằng, gói tín dụng này không phải để cứu bất động sản, mà để tăng cầu về kinh tế, giúp người thu nhập thấp có nhà ở. Do đó không thể giải ngân nhanh mà phải từ từ, đúng đối tượng. Trong năm nay, cố gắng giải ngân 5.000 tỷ đồng là đáp ứng yêu cầu. Tuy nhiên, sau 3 tháng mới có hơn 330 khách hàng cá nhân được cam kết cho vay, 305 khách hàng được giải ngân và 3 doanh nghiệp được cho vay 708 tỷ đồng.
Giải thích về tiến độ giải ngân gói hỗ trợ tín dụng 30.000 tỷ đồng cho vay mua nhà ở xã hội quá chậm và nhiều vướng mắc, Bộ trưởng Bộ Xây dựng nói rằng, gói tín dụng này không phải để cứu bất động sản, mà để tăng cầu về kinh tế, giúp người thu nhập thấp có nhà ở. Do đó không thể giải ngân nhanh mà phải từ từ, đúng đối tượng. Trong năm nay, cố gắng giải ngân 5.000 tỷ đồng là đáp ứng yêu cầu. Tuy nhiên, sau 3 tháng mới có hơn 330 khách hàng cá nhân được cam kết cho vay, 305 khách hàng được giải ngân và 3 doanh nghiệp được cho vay 708 tỷ đồng.
Đúng như lời Bộ trưởng Bộ Xây dựng, không thể giải ngân nhanh, nhưng với tiến độ ì ạch như hiện nay, theo nhiều chuyên gia, khó có thể đạt được mục tiêu lan tỏa và làm “ấm” thị trường bất động sản. Mới đây, Bộ này cũng kiến nghị Chính phủ dỡ bỏ những quy định trong Nghị quyết 19 về chương trình thí điểm cho người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam.
Theo đó, tất cả người nước ngoài có thị thực vào Việt Nam từ 3 tháng trở lên sẽ được mua và sở hữu nhà, không giới hạn nhà đầu tư hay cấp quản lý, lãnh đạo như trước đây. Kể từ khi thực thi Nghị quyết 19 năm 2009 đến nay, chỉ có hơn 100 trong hơn 80.000 người nước ngoài (không kể Việt kiều) đã mua nhà, phần lớn do kết hôn với người Việt Nam. Số doanh nghiệp nước ngoài mua căn hộ chỉ có 25 doanh nghiệp! Nguyên nhân là do có quá nhiều tiêu chí ràng buộc bởi quy định và giá nhà quá đắt. “Mở cửa” cho người nước ngoài mua nhà được kỳ vọng để “phá băng” bất động sản, song chính những quy định, tiêu chí, điều kiện đã “trói tay” những đối tượng vốn “mạnh vì gạo, bạo vì tiền”, nói gì tới những điều kiện, quy định, thủ tục, vướng mắc đối với người dân và doanh nghiệp.
Chẳng hạn, Bộ Xây dựng ra điều kiện chỉ căn hộ giá dưới 15 triệu đồng/m2 mới được hỗ trợ lãi suất là thiếu khả thi và không công bằng với người dân Hà Nội và TP.HCM. Bởi vì, chi phí xây dựng, tiền sử dụng đất cao hơn các thành phố khác, thủ tục lại kéo dài khiến giá bán nhà đội lên cao hơn. Một số hiệp hội bất động sản đã từng lên tiếng về thủ tục vay vốn nhiều phiền hà như tài sản thế chấp, chứng minh nguồn gốc thu nhập, khả năng trả nợ… khiến người dân mất thời gian, công sức. Thông tư 07 của Bộ Xây dựng quy định các đối tượng vay vốn được đánh giá là “bộ” thủ tục hành chính nhiêu khê, một “mê hồn trận” khiến người dân rất khó đáp ứng. Có ý kiến cho rằng, nếu không sửa đổi Thông tư 07 thì khó tránh khỏi nguy cơ không đạt được mục tiêu đề ra. Đặc biệt, tránh dùng vốn từ gói hỗ trợ chảy vào doanh nghiệp, xây nhà ở xã hội tràn lan, thừa nhà thương mại.
Một số chuyên gia nhận xét, gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng nhắm tới người thu nhập thấp, người nghèo. Song, thực tế cho thấy, thủ tục vay không dễ, quá tầm của phần lớn người thu nhập thấp. Nếu không thay đổi cách tiếp cận với người thu nhập thấp thì gói tín dụng này chẳng khác gì… quả bóng bay treo lơ lửng.