Phó Thống đốc Nguyễn Văn Bình cảnh báo rủi ro tín dụng BĐS

Cập nhật 28/06/2011 14:10

“Nguy cơ rủi ro tín dụng và nợ xấu có xu hướng gia tăng, do thị trường bất động sản biến động thất thường, tình trạng đầu cơ còn phổ biến…”.

“Nguy cơ rủi ro tín dụng và nợ xấu có xu hướng gia tăng, do thị trường bất động sản biến động thất thường, tình trạng đầu cơ còn phổ biến…”.

Đó là một trong những nội dung đáng chú ý trong bài phát biểu của Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình tại Hội thảo Bất ổn kinh tế vĩ mô và tác động phúc lợi, được tổ chức sáng 28/6.

Một góc Tp.HCM. Ảnh: Đức Long

Tính dụng tăng 7,13%

Trong nội dung bài phát biểu của Phó Thống đốc Nguyễn Văn Bình, các số liệu mới về tín dụng và cung tiền cũng được cập nhật. Cụ thể, đến ngày 20/6, tổng phương tiện thanh toán tăng 2,45% so với cuối năm 2010 và tăng 18,8% so với cùng kỳ năm trước. Tín dụng tăng 7,13% so với cuối năm ngoái và tăng 26,07% so với cùng kỳ năm 2010, trong đó tín dụng VND tăng 2,67%, tín dụng bằng ngoại tệ tăng 23,4%.

So với dữ liệu được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra cách đây đúng 1 tháng, số liệu tăng trưởng tín dụng cao hơn khoảng 97 điểm phần trăm (0,97%). Tuy nhiên, cung tiền M2 cũng tăng thêm khoảng 86 điểm phần trăm (0,86%), mức khá cao so với trước đó.

Theo Phó Thống đốc Nguyễn Văn Bình, số liệu trên cho thấy khả năng đạt tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán khoảng 15-16% và tín dụng dưới 20% cuối năm 2010.

Trong khi đó, lãi suất huy động VND bình quân 15,15%, tăng 3% so với cuối năm 2010. “Các tổ chức tín dụng cạnh tranh bằng công cụ lãi suất để giữ thị phần huy động thông qua việc thỏa thuận trả thêm chi phí cho người gửi tiền”, Phó Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho hay.

Lãi suất cho vay VND bình quân 18,6%, tăng 3,2%/năm so với cuối năm 2010, lãi suất cho vay đối với lĩnh vực xuất khẩu, nông nghiệp nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa ở mức thấp hơn; lãi suất thị trường nội tệ liên ngân hàng ở mức khá cao trong 4 tháng đầu năm, nhưng từ đầu tháng 5 đến nay đã giảm, hiện lãi suất qua đêm khoảng 13%/năm. Lãi suất huy động USD bình quân khoảng 1,81%/năm, lãi suất cho vay USD bình quân 6,4%/năm.

Giảm mạnh dư nợ phi sản xuất

Về việc thực hiện Nghị quyết 11, bài phát biểu của Phó thống đốc cũng đề cập, cơ cấu tín dụng đã phù hợp với mục tiêu của Chính phủ, cơ bản đáp ứng nhu cầu vay của doanh nghiệp và hộ sản xuất.

Đến cuối tháng 5, dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực sản xuất tăng 10,97% so với cuối năm 2010, chiếm tỷ trọng 83% tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế; tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu tăng khoảng 25%, gấp hơn 3 lần tốc độ tăng trưởng tín dụng chung đối với nền kinh tế.

Bên cạnh đó, dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất giảm 9,46% so với cuối năm 2010, chiếm tỷ trọng 16,91% tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế. Dư nợ để đầu tư kinh doanh bất động sản là 220.787 tỷ đồng, giảm 6,16% so với cuối năm 2010, chiếm 9,4% dư nợ tín dụng toàn hệ thống; tỷ lệ nợ xấu là 2,37%.

Trong khi đó, lãi suất huy động VND bình quân 15,15%, tăng 3% so với cuối năm 2010.

Lãi suất cho vay VND bình quân 18,6%, tăng 3,2%/năm so với cuối năm 2010, lãi suất cho vay đối với lĩnh vực xuất khẩu, nông nghiệp nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa ở mức thấp hơn; lãi suất thị trường nội tệ liên ngân hàng ở mức khá cao trong 4 tháng đầu năm, nhưng từ đầu tháng 5 đến nay đã giảm, hiện lãi suất qua đêm khoảng 13%/năm. Lãi suất huy động USD bình quân khoảng 1,81%/năm, lãi suất cho vay USD bình quân 6,4%/năm.

Nợ xấu tăng do bất động sản

Về những rủi ro có thể phát sinh, Phó thống đốc Nguyễn Văn Bình đã đề cập đến các vấn đề về sai lệch cơ cấu nguồn vốn và nợ xấu bất động sản.

Cụ thể, dư nợ cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng khá lớn, tới 77%, trong khi vốn huy động của cá tổ chức tín dụng chủ yếu là ngắn hạn, nên có thể phát sinh rủi ro thanh khoản.

Dư nợ cho vay xây dựng, mua nhà, sửa chữa nhà để bán chiếm 45%, khả năng thu hồi nợ cho vay đối với nhu cầu vốn này gặp khó khăn do giá nhà ở đang vượt quá khả năng thu nhập của đại đa số người có nhu cầu mua nhà để ở, nên khả năng tiêu thụ nhà ở đang có xu hướng chậm lại.

Phó thống đốc cũng nhắc đến “nguy cơ rủi ro tín dụng và nợ xấu có xu hướng gia tăng do thị trường bất động sản biến động thất thường, tình trạng đầu cơ còn phổ biến, lãi suất vay tổ chức tín dụng tăng cao”.

Tuy vậy, theo Phó thống đốc Nguyễn Văn Bình, hoạt động của hệ thống tổ chức tín dụng an toàn, bảo đảm thanh khoản, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng nhưng ở mức thấp, dưới 3%.

Đánh giá về những vấn đề nổi lên, cần phải xử lý, ông Bình đề cập tới tình trạng lãi suất huy động, cho vay VND ở mức cao, cạnh tranh không lành mạnh trong huy động; thanh khoản của các ngân hàng thương mại được cải thiện nhưng vẫn khó khăn do huy động vốn tăng chậm hơn tín dụng; tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng; thị trường ngoại hối và tỷ giá còn tiềm ẩn rủi ro do nhập siêu có xu hướng gia tăng.

DiaOcOnline.vn - Theo NDH Money