Nỗi đau của doanh nghiệp: Vay vốn đề làm gì?

Cập nhật 21/09/2012 08:35

Ngân hàng thừa tiền, trong khi nhiều DN cần tiền vậy nhưng giữa ngân hàng và DN không thể bắt tay được với nhau. Theo nhiều DN, sau cái khó thiếu vốn thì điều quan trọng hơn là DN chưa nhìn thấy đầu ra, trong khi đó, DN ngồi chờ tín hiệu và chính sách, chưa dám vay vốn làm ăn.

Ngân hàng thừa tiền, trong khi nhiều DN cần tiền vậy nhưng giữa ngân hàng và DN không thể bắt tay được với nhau. Theo nhiều DN, sau cái khó thiếu vốn thì điều quan trọng hơn là DN chưa nhìn thấy đầu ra, trong khi đó, DN ngồi chờ tín hiệu và chính sách, chưa dám vay vốn làm ăn.

Điểm nghẽn đầu ra

Theo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, tính đến ngày 20/8, tổng số dư tiền gửi tại các ngân hàng tăng 11,23%, trong khi tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 1,4%. Như vậy có thể nói cho dễ hiểu là ngân hàng huy động được 11,23 đồng, nhưng chỉ cho vay được 1,4 đồng. Số tiền ứ đọng trong ngân hàng rất lớn.

Ông Phạm Tiến Nghi, Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết, các DN thép hiện có nhu cầu về vốn rất thấp do đầu ra không có. Tiêu thụ thép thời gian qua giảm mạnh, do thị trường bất động sản đóng băng.

Hiện sản xuất thép chưa đạt được 50% tổng công suất, nhiều DN làm ăn cầm chừng, tức là bán được bao nhiêu thì sản xuất bằng đó, còn không thì cho dây chuyền đắp chiếu, nhân công nghỉ việc thì không ai lại đi vay vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trong giai đoạn này. Cầm chắc thua lỗ thì vay để làm gì.

Chỉ khi nào đầu ra cho các sản phẩm thép được khơi thông tiêu thụ tăng lên, sản xuất phát triển thì nhu cầu về vốn mới cao, ông Nghi nói.


Ông Đoàn Trọng Lý, Chủ tịch HĐQT công ty cổ phần chăn nuôi chế biến và xuất nhập khẩu ( Hà Nội) cho biết, chăn nuôi đang thua lỗ nặng nề. Hiện chi phí đẻ có 1 kg thịt lợn hơi từ 45.000 đồng tới 55.000 đồng nhưng bán ra chỉ đạt mức 42.000 đồng, trong khi trước kia là trên 60.000 đồng. Thua lỗ đã khiến người chăn nuôi bỏ chuồng và các DNchế biến cũng gặp khó khăn do đầu ra có nhu cầu thấp.

Tôi biết tại Huế có DN có tổng tài sản 130 tỷ đồng, nhưng hiện tại 4 cửa hàng lớn kinh doanh thực phẩm không bán được, phải đóng cửa, cho thuê không được, giờ không biết làm gì. DN vay vốn để làm gì khi đầu ra không có, thị trường đóng băng, ông Lý đặt câu hỏi.

Ông Lê Văn Thành, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần thể thao Động lực cho biết chưa bao giờ DN khó khăn như hiện nay Kim ngạch xuất khẩu của công ty Động lực năm nay đã về con số không. Hơn 100 lao động đã bị cho nghỉ việc, trong đó có những lao động gắn bó với công ty hơn chục năm rồi. Đầu ra không có là nguyên nhân khiến cho sản xuất thu hẹp, DN lao đao.

Trong khi đó, chúng tôi đi vay hiện vẫn phải chịu lãi suất 13%, với mức này thì không thể kinhdoanh nổi trong giai đoạn hiện nay. Trong khi Trung Quốc và Thái Lan lãi suất cho vay hiện chỉ ở mức 4-5%. Chúng ta cao gấp hơn 2-3 lần của họ nên không cạnh tranh nổi. Chi phí cao hàng không xuất khẩu được. Trước đây Trung Quốc là thị trường lớn của chúng tôi, năm nay thì gần như đã mất vì giá cao không xuất nổi.

Theo ông Lại Văn Toàn, Chủ tịch Hiệp hội các DN nhỏ và vừa tỉnh Lạng Sơn thì vấn đề ngân hàng thừa vốn, DN thiếu vốn ai cũng biết. Tại Lạng Sơn lãnh đạo tỉnh đã thành lập hẳn một tổ chuyên trách để giải quyết vấn đề này. DN và ngân hàng cũng đồng ý bắt tay nhau, nhưng khi đi vào thực hiện thì vướng. Cái vướng là tài sản thế chấp và các tiêu chí ngân hàng đưa DN nhỏ và vừa không đáp ứng được.

“Nhiều DN chỉ cần vay 2- 3 tỷ đồng để phát triển sản xuất hiện rất khó. Ngoài ra đầu ra khó khăn thì lãi suất cao cũng làm nhiều DN nản lòng”, ông Toàn tâm sự.

Ngóng chính sách, chờ tín hiệu thị trường

Theo Tiến sỹ Nguyễn Đại Lai, chuyên gia tài chính ngân hàng thì sức ì của nền kinh tế đã biểu hiện rõ qua năng lực hấp thụ vốn rất yếu của DN. Điều này chứng tỏ thị trường hàng hóa và dịch vụ cung đang lớn hơn cầu tức là sức mua rất yếu. Điều này khiến cho thị trường vốn bị ứ đọng không tìm được nhiều khách hàng có đủ điều kiện cho vay. Nền kinh tế đang trong trạng thái "thừa vốn, thừa hàng , thiếu tiền" sự suy giảm của nền kinh tế đã bọc lộ rõ và DN lao đao.

Các DN cho biết với tình hình hiện nay thì cơ hội về vốn cuối năm 2012 không có nhiều hy vọng. Ngân hàng vẫn thừa vốn, DN không có nhu cầu cũng như muốn vay mà không thể vay được.


Theo ông Đoàn Trọng Lý, chính sách hiện nay không đi vào cuộc sống nhiều. Ông Nguyễn Đại Lai cũng cho rằng vừa rồi chỉ giảm thuế thu nhập DN cho các DN thì chính sách vẫn chưa tới, bởi như vậy chỉ những DN đang tiêu thụ được hàng hóa mới được hưởng.

Các DN cho biết, vấn đề chính là phải có cú hích thực sự để khơi thông đầu ra cho sản xuất. Có như vậy mới giải quyết được hàng tồn kho đẩy mạnh sản xuất, tăng việc làm và có nhu cầu về vốn cao. Tiến sỹ Nguyễn Đại Lai cho rằng, Chính phủ cần có chính sách kích cầu và coi đây là giải pháp cấp bách cần thực hiện ngay. Thực tế kinh tế đã rơi vào trạng thái trì trệ, kích cầu là phải kích mạnh vào năng lực mua hàng hóa dịch vụ chứ không phải khích vào sản xuất hàng hóa, ông Lai nói.

Giải pháp này dựa trên biểu hiện của lạm phát năm 2012 không khó kiểm soát, không phải do nhập khẩu, cũng không phải do chi phí đẩy hay cầu kéo như một số năm trước đây mà căn bản là do sức mua của xã hội giảm sút, do đó các chính sách kích cầu cần chỉ rõ ví dụ như tăng lương, giảm thuế Giá trị gia tăng, mua hàng tạm trữ, giảm lãi suất cho vay ...

Còn các DN thì phải cơ cấu lại, nâng cao năng lực quản trị, hợp tác với nhau mở thị trường, tìm vốn rẻ từ nhiều nguồn khác, không chỉ dựa vào các ngân hàng và nâng cao chất lượng, tính ưu việt của hàng hóa dịch vụ... để thu hút người tiêu dùng.

DiaOcOnline.vn - Theo VEF