Thuận Kiều Plaza là chung cư khá tốt ở thời điểm xây dựng năm 1998, nhưng đến nay vẫn rất ít, thậm chí có khu không có người ở. Lý do chính vẫn là chỉ cho thuê mua (tức là bỏ ra khoảng trên dưới 1 tỷ đồng để thuê nhà trong vòng 20 năm). Với người châu Á thì việc mua nhà kiểu này khó chấp nhận.
Mô hình toàn cảnh Thuận Kiều Plaza
|
An cư lạc nghiệp. Phương châm này đã đi vào cách nghĩ và cách sống của người dân châu Á. Chính vì vậy mà việc đi vay tiền để thuê nhà ở chắc chắn ít người tham gia. Bài học từ Thuận Kiều Plaza là một ví dụ.
Giả sử được vay 700 triệu đồng với lãi suất ưu đãi 6%/năm, như vậy mỗi tháng sẽ mất 3,5 triệu đồng tiền thuê cho căn nhà mình đang ở, 6% này chỉ được ưu đãi trong vòng 3 năm đầu - nghĩa là mức lãi suất này không ổn định. Theo nhiều người dân, thà họ chấp nhận lãi suất cao mua nhà cho mình, hoặc chấp nhận đi ở thuê chứ khó lòng chấp nhận bỏ nhiều tiền ra rồi cứ canh cánh trong lòng đến thời hạn phải trả lại nhà.
Thực tế lãi suất chỉ là động lực để người dân quyết tâm mua nhà, bởi tâm lý ai cũng muốn có một căn hộ của riêng mình để chăm chút cho nó, tuy nhiên nếu sống trong suy nghĩ nhà không phải của mình thì có lẽ ít ai mua nhà theo kiểu quy định này. Còn các doanh nghiệp bất động sản cho rằng, Thông tư quy định đối tượng được vay gói 30.000 tỷ đồng ưu đãi không cần thiết phải cho họ vay, thực tế cho người dân vay là đủ thực hiện mục đích của NQ 02, bên cạnh đó cần quy định thêm người dân có thể vay để mua nhà thu nhập thấp, thay vì chỉ nhà ở xã hội.
Theo Quy định của NQ 02 và Thông tư NHNN đưa ra: Nhà dưới 15 triệu đồng/m2 diện tích từ 70m2 trở xuống thì loại hàng này không ế, tồn ứ căn hộ chủ yếu là chung cư thương mại giá cao, đất nền cùng với lãi suất và vốn vay khó tiếp cận. 30.000 tỷ đồng tưởng như chủ yếu giúp một bộ phận người dân có cơ hội sở hữu nhà, thì nay có thể là cơ hội hỗ trợ cho một số doanh nghiệp bất động sản.
DiaOcOnline.vn - Theo VTV